“Người giỏi không phải là người làm tất cả” một cuốn sách mà bạn không thể bỏ qua. Nếu đang gặp vấn đề với việc quản lý công việc. Đặc biệt nếu bạn là một người “làm việc chăm chỉ” và đang muốn trở thành “người làm việc thông minh”. Rút ngắn 1/2 thời gian làm việc nhưng hiệu quả lại tăng. Xem ngay lí do bạn nên đọc cuốn sách này tại tusachtinhhoa.vn.
Người giỏi không phải là người làm tất cả
- Tác giả: Donna M. Genett
- Thể loại: Tâm lý – Kỹ năng sống, Phát triển bản thân.
Đánh giá về Người giỏi không phải là người làm tất cả
Ngắn gọn nhưng xúc tích
Đánh đúng tâm lý “lười đọc”, “bận rộn” của nhiều người. Cuốn sách Người giỏi không phải là người làm tất cả được viết ngắn gọn và xúc tích nhất.
Chỉ với hơn 100 trang nhưng cỡ chữ lớn 14px. Người đọc hoàn toàn có thể đọc xong cuốn sách chỉ với 2 – 3 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên không vì thế mà nội dung của cuốn sách này rời rạc hay sơ sài.
Câu chuyện chân thật đến bất ngờ
Nội dung cuốn sách được thể hiện qua câu chuyện của hai nhân vật Jones và Jamess. Một câu chuyện quen thuộc và chân thật với những người đang đi làm.
Qua mỗi chương sách, những vấn đề và cách giải quyết được đưa ra. Chúng liên kết với nhau và có cách nhấn mạnh độc đáo. Khiến tôi có cảm giác trong đầu mình có một chiếc bảng trắng giống như Jamess. Và tuyệt vời hơn hết nó đang được ghi lên những điều cực kì quan trọng và hữu ích.
6 chương sách và nhiều bài học hơn bạn tưởng
Nếu nhìn qua thì có thể bạn sẽ nghĩ mỗi chương sách bạn sẽ học được 1 điều đúng không. Tuy nhiên sau khi gấp cuốn sách lại bạn sẽ nhận ra có nhiều hơn là 6 bài học mà bạn có thể học được.
Những bài học bạn biết nhưng chỉ là bạn quên mất mà thôi.
Nghệ thuật ủy quyền
Cuốn sách Người giỏi không phải là người làm tất cả nói về nghệ thuật ủy quyền công việc. Giải quyết đống công việc không bao giờ hết của bạn. Chỉ với một vài bí quyết đơn giản, dễ áp dụng nhưng hữu ích không tưởng.
Làm việc chăm chỉ hay làm việc thông minh
Tôi hoàn toàn bất ngờ khi đọc cuốn sách này. Bởi những vấn đề nó đưa ra hoàn toàn giống với những “mối tơ vò” hàng ngày của tôi.
- Không bao giờ thấy hết việc.
- Càng giao việc cho người khác thì mình càng có nhiều việc.
- Không có thời gian chăm lo cho sức khỏe, bạn bè, gia đình và những thú vui khác.
Là người “làm việc chăm chỉ” tôi như một lần nữa sáng tỏ những gì mình đang gặp phải. Và một lần nữa đặt ra câu hỏi cho mình “Làm việc chăm chỉ hay làm việc thông minh?”
Bạn muốn gì? Nhân viên biết bạn muốn gì?
Người khác không thể đọc được suy nghĩ của mình. Nếu mình muốn người khác làm theo đúng yêu cầu và mục tiêu của mình. Hãy nói ra.
- Phải hiểu rõ “mình muốn gì” , “mình muốn đạt được gì”
- Chắc chắn người nhận việc biết được mong muốn, yêu cầu của mình.
- Yêu cầu người nhận việc lặp lại những gì mình yêu cầu.
- Nếu có chỗ nào chưa rõ thì trao đổi để làm rõ cho đến khi người nhận việc hoàn toàn rõ yêu cầu của mình.
Việc hiểu rõ công việc sẽ giúp cả người giao việc và nhận việc tiết kiệm được thời gian của mình.
- Người nhận việc biết rõ họ phải làm gì và cần làm gì.
- Người giao việc không cần giải thích, hiệu chỉnh nhiều lần.
Deadline không thể thiếu
Tất cả công việc đều cần phải đưa ra thời hạn deadline. Dù đó là công việc dễ dàng có thể hoàn thành sớm hay công việc quan trọng mất thời gian.
Nếu không có deadline cho công việc. Bạn có thể sẽ gặp những vấn đề sau:
- Nhân viên không tập trung vào công việc.
- Công việc bị dồn lại.
- “Nước đến chân mới nhảy” gây ra nhiều sai sót phải sửa chữa.
Hoàn thành công việc sớm bạn sẽ có thêm thời gian để nhìn nhận đánh giá lại công việc. Kịp thời sửa chữa thay đổi những vấn đề gặp phải.
Đề nghị, Thông báo – Khởi xướng, Hành động
Khi nhận việc đồng nghĩa với việc bạn chịu trách nhiệm trước việc mình làm. Đồng thời khi giao việc bạn cũng sẽ giao đi một phần trách nhiệm.
Bạn không thể chịu trách nhiệm cho việc làm của người khác và ngược lại. Do đó, để tránh những mâu thuẫn trong việc xử lý công việc cũng như những sai lầm không đáng có bởi việc vượt quyền. Hãy áp dụng 3 cấp bậc xác định ủy quyền:
Đề nghị: khi gặp vấn đề cần thông báo, đề xuất cho cấp trên. Dùng khi cần thu thấp thông tin trước khi ra quyết định.
Thông báo – Khởi xướng: nhân viên được lập kế hoạch thực hiện. Nhưng cần thông báo cho cấp trên trước khi triển khai. Khởi xướng phương án giải quyết khi có vấn đề trước khi thực hiện.
Hành động: Toàn quyền hành động với công việc được giao. Dùng khi bạn tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc và xử lý rủi ro của người được ủy thác.
Kiểm tra đối chiếu + Tổng kết đánh giá
Tàu hỏa còn có khi đi chệch đường ray. Mũi tên bắn ra cũng có lúc bị gió thổi sai hướng. Thì người làm việc cũng có khi làm sai mục tiêu ban đầu.
Do đó, kiếm tra và đối chiếu công việc với mục tiêu là điều không thể thiếu. Điều này để chắc chắn người nhận việc thực sự hiểu rõ điều bạn mong muốn và làm đúng điều bạn cần.
Thường xuyên kiểm tra đối chiêu vào giai đoạn đầu và giảm dần về sau. Là điều khiến đảm bảo mọi công việc, mọi công đoạn đều được thực hiện đúng đắn và liên kết với nhau.
Cuối cùng khi công việc đã hoàn thành. Đừng quên tổng kết và đánh giá lại. Để thấy được:
- Những việc hoàn thành tốt.
- Những việc cần khắc phục.
- Năng lực nhân viên.
- Bài học kinh nghiệm.
Nghệ thuật quản lý không chỉ dành cho người làm quản lý
Nhiều người thường e ngại những cuốn sách “dành cho những nhà quản lý”. Bởi họ nghĩ mình không phải và sẽ không thể trở thành nhà quản lý. Thì làm sao áp dụng được những quyển sách đó vào thực thế.
Hai chương cuối của cuốn sách Người giỏi không phải là người làm tất cả. Bạn sẽ nhận ra một giá trị hoàn toàn mới của cuốn sách này.
Nghệ thuật quản lý không chỉ dành cho người làm quản lý
- Những người làm quản lý họ cũng là nhân viên.
- Bạn chính là người quản lý của chính bạn.
- Công việc là sự hợp tác hai chiều.
Suy ngược tất cả mọi thứ vừa đọc. Bạn sẽ nhận ra rằng mình hoàn toàn có thể áp dụng những nguyên tắc ủy quyền này trong công việc của mình.
- Mong muốn, yêu cầu của sếp đối với công việc này là gì?
- Bạn có bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc của mình?
- Bạn có quyền và không có quyền quyết định, xử lý những việc nào?
- Công việc bạn làm có đang đi đúng với định hướng ban đầu?
Bài học khác từ Người giỏi không phải là người làm tất cả
“Chúng ta luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ và khó khăn hơn nếu trước đó ta đã đạt được một số thành công nhất định”.
Tất cả mọi hành động đều là “quá trình”, là tập hợp của chuỗi các hành động khác nhau. Hãy cho bản thân quyền vấp ngã thì lần vấp ngã sau bạn sẽ dễ dàng vượt qua hơn.
“Lại là Jennifer nữa ư?”
Những rắc rối đến sẽ kéo theo những bài học quý giá. Nhờ đó mới tạo nên một Jones như vậy. Bạn muốn tìm sư học đạo? Họ đang ở ngay cạnh bạn đấy thôi.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm được bí quyết thành công trong việc quản lý công việc hiệu quả. Chờ gì mà không đọc ngay “Người giỏi không phải là người làm tất cả” và nâng cao hiệu suất làm việc ngay nào.