Lưu Quang Vũ – nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Những tác phẩm của ông vào những thập niên 80 của thế kỷ trước đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng công chúng. Ông cũng được công chúng biết tới với tên tuổi gắn với vợ là nghệ sĩ Xuân Quỳnh, với chuyện tình và những bức thư tình nổi tiếng. Tuy Lưu Quang Vũ chỉ hoạt động nghệ thuật khoảng 10 năm thế nhưng khối lượng tác phẩm, những đóng góp của ông khiến nhiều người phải nể phục. Ngày hôm nay, hãy cùng Tusach Tinhhoa tìm hiểu kỹ hơn về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà soạn kịch tài ba này nhé!
Xem thêm:
- Nguyễn Khuyến – Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam
Tiểu sử Lưu Quang Vũ
Tiểu sử
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948, mất ngày 29 tháng 8 năm 1988. Ông là con của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, quê Hải Châu, Đà Nẵng nhưng sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Thời học Phổ thông, ông 3 lần đoạt giải nhất Văn thành phố Hà Nội. 13 tuổi, ông đoạt giải thưởng Văn học của Hà Nội với truyện ngắn Đám trẻ con trong làng A.
Ông có tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng bố mẹ. Gia đình ông chuyển về Hà Nội sinh sống sau khi hòa bình lập lại năm 1954. Từ nhỏ, thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ. Những sáng tác của ông sau này in dấu vùng quê trung du Bắc Bộ.
Từ năm 1965 đến năm 1970, Lưu Quang Vũ phục vụ trong Quân chủng Phòng không – Không quân, sự nghiệp thơ của ông bắt đầu nở rộ. Là người trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn từ chiến tranh đến hòa bình.
Từ năm 1970 cho tới 1978, ông xuất ngũ và phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh: làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, làm ở Xưởng cao su đường sắt do Tạ Đình Đề làm giám đốc, vẽ pano, áp phích, làm chấm công cho một đội cầu đường,….
Từ 1978 cho tới năm 1988: Ông làm biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.
Em gái Lưu Quang Vũ là Lưu Khánh Thơ, hiện đang công tác tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học. Em trai là Lưu Quang Hiệp, từng là hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao 1.
Cuộc đời
Lưu Quang Vũ kết hôn 2 lần. 21 tuổi, ông cưới vợ, cô dâu của ngày tân hôn ấy là một người đẹp nổi tiếng, diễn viên Tố Uyên. Dù có người con chung là Lưu Minh Vũ – hiện đang là người dẫn chương trình của Đài truyền hình Việt Nam nhưng mối tình của họ cũng chỉ kéo dài được 3 năm, từ năm 1969 tới năm 1972.
Lần thứ hai, Lưu Quang Vũ tái hôn cùng nữ sĩ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) vào năm 1973. Xuân Quỳnh xuất thân là diễn viên múa, lớn hơn Lưu Quang Vũ 6 tuổi. Thuở bé, Lưu Quang Vũ vẫn gọi là cô Quỳnh. Xuân Quỳnh từng kết hôn và có một con riêng, hai người đến với nhau như hai mảnh ghép của số phận, chông chênh mà vừa vặn, muộn màng mà đằm thắm. Cũng như bao người phụ nữ khác, nhà thơ nổi tiếng Xuân Quỳnh phải làm đủ nghề để lo cái ăn cái mặc cho gia đình khi ông chồng chỉ biết có sáng tác và có tới 3 đứa con.
Họ có một người con chung là con trai Lưu Quỳnh Thơ. Thế nhưng tai nạn khủng khiếp trên quốc lộ 5 tại Hải Dương vào ngày 2/8/1988 đã cướp đi cả 3 sinh mạng trong gia đình.
Phong cách sáng tác của Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông là tài năng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Lưu Quang Vũ luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc ở mọi lĩnh vực.
Thơ ca của Lưu Quang Vũ không chỉ mang nhiều tâm trạng, giàu tình cảm mà còn vô cùng bay bổng, sâu sắc. Ông có một sự nghiệp sáng tác vô cùng phong phú với nhiều thể loại đa dạng khác nhau như: Thơ, Văn xuôi, Kịch,….
Vào khoảng những năm 80 khi đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh vô cùng khó khăn, những tác phẩm của Lưu Quang Vũ bắt đầu nổi lên. Những tác phẩm này đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc về sự nhân văn và sâu sắc.
Được biết nhiều hơn với tư cách là nhà viết kịch nhưng ngay từ đầu Lưu Quang Vũ đã là một thi sĩ với tâm hồn đa cảm. Dù khai thác đề tài tình yêu hay thân phận con người thời chiến và hậu chiến, thơ của ông cũng đều ánh lên khát vọng được thành thật. Thành thật với cảm xúc của mình và thành thật nói hộ những nhức nhối, éo le của người khác.
Truyện ngắn của Lưu Quang Vũ thể hiện những trăn trở của người trẻ về trách nhiệm trước cuộc sống, những suy tư về nhân thế, về nghề nghiệp, những cảm xúc trong trẻo như khát vọng vươn lên.
Sau những thành công nhất định cùng không ít những thất bại với truyện ngắn và thơ, Lưu Quang Vũ trưởng thành hơn trong kịch. Vẫn là thứ ngôn ngữ đầy ắp cảm xúc và man mác chất thơ, vẫn là những mảnh đời, số phận bị xô đẩy trước bão táp thời đại và những chuyển biến của xã hội đã được Lưu Quang Vũ tái hiện mới mẻ, linh hoạt và sâu sắc hơn.
Ra đi giữa lúc tài năng đang vào độ chín, sự nghiệp trên đà thăng hoa, 40 tuổi thì ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng.
Trong sự nghiệp cầm bút của Lưu Quang Vũ thì tác phẩm nổi bật là vở kịch “Hồn trương ba da hàng thịt”. Tác phẩm này kể về bi kịch cuộc đời của Trương Ba khi phải sống cuộc đời bên trong một nẻo, bên ngoài một nẻo. Qua tác phẩm này cho chúng ta thấy rằng nếu muốn hạnh phúc thì cần cân bằng được cả tâm hồn và thể xác.
Những tác phẩm nổi tiếng của Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ đã để lại một di sản văn học đồ sộ gồm thơ, kịch và tiểu luận với những tác phẩm như: Hồn của đất, Người tốt nhà số 5, Ông vua hóa rồng, Ngọc Hân công chúa, Chiếc ô công lý, Vắng mặt trong hồ sơ, Điều không thể mất, Ông không phải bố tôi, Mây trắng của cuộc đời tôi, Ai là thủ phạm,…
“Hồn Trương Ba da hàng thịt”vốn là câu chuyện dân gian được lưu truyền từ hàng ngàn năm nay. Nói về Trương Ba vốn là một kỳ thủ khiến thần tiên cũng phải bó tay, do sơ suất của những bậc thần tiên trên trời nên đành chấp nhận chết khi chưa hết hạn. Họ đã đưa hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới mất để cứu vãn sai lầm. Và bao tình huống bi hài, éo le đã được tạo nên hồn Trương Ba ở trong xác anh hàng thịt. Lưu Quang Vũ bắt tay vào sáng tác vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” vào năm 1981.
Kịch bản sân khấu đầu tay của Lưu Quang Vũ đó là Bệnh sĩ. Đây là một trong những tác phẩm sân khấu xuất sắc nhất của ông kể về bối cảnh xã hội 26 năm trước. Đến giờ người xem vẫn cảm thấy thấm nhuần bởi những vấn đề mang tính xã hội và đời sống. Vở kịch này là sự phê phán kẻ có thói sĩ diện hão hây rộng ra là lên án nhiều người trong xã hội thời bao cấp bấy giờ.
Vở chèo đầu tay “Nàng Sita” của hai cha con kịch gia nổi tiếng Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ, đạo diễn Doãn Hoàng Giang đã trở thành hiện tượng với khán giả ngay sau khi ra mắt vào năm 1983.
Hàng triệu khán giả đã cảm động với mối tình đẹp và đau thương của nàng Sita và hoàng tử Pơ Liêm do nghệ sĩ Quốc Chiêm và Lâm Bằng thể hiện. Bao khán giả nữ đã bị hút hồn bởi gương mặt thư sinh, điển trai và tiếng chèo ngọt ngào của Quốc Chiêm. Vẻ đẹp đằm thắm, diễn xuất đầy cảm xúc của nàng Sita Lâm Bằng cũng khiến hàng ngàn khán giả nam mê mẩn.
Nhận định về Lưu Quang Vũ
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói: “ Lưu Quang Vũ đã có những vần thơ đẹp, rung động sâu sắc để lại giá trị lâu bền từ cảm hứng đau thương về quê hương, đất nước. Điển hình những tác phẩm như: Người cùng tôi, Đất nước đàn bầu, Gió và tình yêu thổi trên đất nước mình, Việt Nam ơi, Khâm Thiên, Năm 1945, Sông Hồng, Hồ sơ mùa hạ 1972,… Mảng thơ này của Vũ mở ra một cõi, không ai bì được. Đó là một đỉnh cao của thơ Việt Nam thời chiến và đỉnh ấy mang tên Lưu Quang Vũ lẻ loi và chất ngất.”
NSƯT Đào Quang: “Tâm nguyện và đích cuối cùng mà Lưu Quang Vũ mong muốn truyền tải trong tác phẩm của anh là ý thức công dân trước đời sống xã hội, các giá trị đạo đức về hạnh phúc, cách ứng xử trong môi trường đầy biến động. Những điều này có giá trị lâu dài.”
“Tính nhân văn được khắc sâu trong nhiều kịch bản với các chủ đề khác nhau đã góp phần làm cho kịch Lưu Quang Vũ có sức sống bền lâu dài. Mỗi lần đọc lại, xem lại, chúng ta vẫn phát hiện thấy các giá trị nhân văn được tác giả gửi gắm.” – Nhà phê bình văn học Ngô Thảo.
Lưu Quang Vũ không chỉ đóng góp trong đổi mới tư duy nghệ thuật kịch, sân khấu, ông còn gây dấu ấn và hiệu quả nhất định đối với sự nghiệp xây dựng đất nước ở một giai đoạn khó khăn.
Tuy ra đi khi còn trẻ nhưng Lưu Quang Vũ để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Dù có vở đã công diễn đến hàng trăm lần nhưng kịch Lưu Quang Vũ chưa bao giờ mất đi sức sống, sức nóng. Sân khấu nhiều nơi vẫn sáng đèn với những vở diễn kỷ niệm và vẫn nhận được những tràng pháo tay cùng cả những giọt nước mắt tán thưởng.
Lưu Quang Vũ đã từ biệt chúng ta 30 mùa thu nhưng chừng nào chân – thiện – mỹ cùng những giá trị căn cốt của con người còn tồn tại trong xã hội thì chừng đó những sáng tác của ông vẫn còn chỗ đứng vững chắc.
Chuyện tình đẹp nhưng tai tiếng của Lưu Quang Vũ và thi sĩ Xuân Quỳnh
Với nhiều người yêu thơ thì mối tình đẹp của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh là biểu tượng cho những xúc cảm cháy bỏng, mãnh liệt trong tình yêu. Từ những vết rạn của cuộc hôn nhân cũ thì mối tình ấy đã đơm hoa, cũng chính bởi điều đó mà hai người hiểu nhau hơn, có sự đồng điệu với nhau.
Trong căn hộ đơn sơ chỉ vỏn vẹn có 6 mét vuông, hạnh phúc của hai người được vun đắp. Đó là gia đình kỳ lạ, có đầy đủ con anh, con tôi, con chúng ta vậy nhưng lúc nào cũng ngập tràn mùi hương mộc mạc của sách vở và tiếng cười của hạnh phúc, yêu thương. Tình cảm giản dị với những bức thư trao tay, không cầu kỳ nhưng vẫn tràn đầy tình cảm. Qua nhiều thế kỷ, chúng ta đọc lại những lá thư của hai người thì vẫn không ngừng thổn thức.
Niềm cảm hứng trong Lưu Quang Vũ không chỉ bắt nguồn từ tình yêu mà còn từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản trong đời sống thế nhưng với sự nhanh nhạy, thông minh ông đã tạo ra động lực để chắp bút.
Dẫu qua bao năm tháng thì những tác phẩm của Lưu Quang Vũ sẽ còn mãi với thời gian và thế hệ sau luôn nhớ về mối tình khắc cốt ghi tâm của ông.