Tony buổi sáng – một tác giả ẩn danh nổi tiếng, với giọng điệu kể chuyện hài hước, duyên dáng, tony đã khắc sâu vào tâm trí mình các bài học thâm thúy.
Sự hài hước, trí tuệ. Đây là điều cực kì khó, để viết được điều gì đó về hài hước, trí tuệ và triết lý thì nó đã khó rồi, còn đây, viết một cách trí tuệ và hài hước là điều vô cùng khó, thế nhưng Tony buổi sáng đã làm được điều đó.
Trở thành 1 bản sắc rất là riêng, và đó cũng là điều khiến Tony buổi sáng thành công đến như vậy. Đây là một cuốn sách rất cần thiết cho giới trẻ Việt Nam bởi vì nó được viết cho người trẻ Việt Nam bởi những người đã từng là người trẻ và hiện tại đã thành công trong cuộc sống. Với Tony buổi sáng có 3 điểm mà mình thích nhất
Thứ nhất là sự trí tuệ hài hước, đó là một điều cực kì khó khăn trong việc viết lách. Hài hước nhưng có triết lý và sâu sắc, khi người đọc đọc vào, có một sự cuốn hút từ những câu chuyện, cảm giác như bị chửi mà vẫn cười, đó là một đỉnh cao của viết lách hay đỉnh cao trong giao tiếp.
Khi mình đọc, mình thấy bản thân mình xuất hiện trong nhiều câu chuyện của Tony, đúng là ông đang chửi mình, đang la mình, đó là những thói quen xấu của mình, nhưng khi đọc xong thì nhận ra “đúng rồi, đó là những thói quen của mình hằng ngày, mà cái cách mô tả của ông rất dí dỏm, mình đọc vào, mình nhận ra bản thân của mình, mình biết phải thay đổi như thế nào.
Thứ hai, tác giả tạo cho giới trẻ Việt Nam động lực để thay đổi tư duy và hành vi của chính bản thân mình, để làm sao có thể phát triển, hội nhập với kinh tế thế giới, làm sao để có thể làm việc sánh ngang với các cường quốc trong khu vực, chất lượng lao động của Việt Nam mình đang kém rất là xa so với các nước láng giềng, thì lý do tại sao, tác giả có nêu trong cuốn sách này, đó là những thói quen không tốt của giới trẻ Việt Nam và tư duy “tiểu nông”.
Chính những tư duy tiểu nông như làm ăn trục dựt, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không nhìn thấy cái lợi lâu dài hay cái hại lâu dài, hay những kiểu làm làm cho có, làm cho đủ, làm để người khác nhìn thấy chứ không phải làm hết sức, làm một cách hời hợt, thiếu tập trung, những tư duy như vậy làm cho lực lượng lao động của chúng ta không có một hiệu suất, hiệu quả như những nước láng giềng bên cạnh.
Cái đó mới chỉ nói về tư duy và thói quen thôi, chưa nói về ngôn ngữ. Trong cuốn sách này, tác gỉa đều đề cập đến những tư duy, thói quen tiểu nông đó, và đi từ những cái rất là nhỏ nhặt như cách ăn uống, cách mặc đồ, cách nói chuyện, những thứ nho nhỏ chúng ta có thể sửa ngay lập tức, chứ không nói đến những điều xa xôi lâu dài. Qua từng bài, bạn sẽ nhận ra bài học nào đó, và có thể sửa một điểm nào đó ở bản thân mình.
Thứ ba, tác giả khuyến khích giới trẻ hướng về phát triển nông nghiệp Việt Nam. VN mình là một đất nước nông nghiệp, thế nhưng nông nghiệp VN mình đang bị bỏ rơi, nói thẳng là vậy luôn, những chính sách hỗ trợ người làm nông rất là yếu kém.
Đất nước chúng ta có truyền thống làm nông hàng ngàn năm nay rồi, vậy tại sao bây giờ nông nghiệp của đất nước chúng ta đang bị bỏ rơi như vậy, đó là một cái nghịch lý. Chúng ta có thể thấy, nước Úc là một quốc gia phát triển, một quốc gia giàu có, thế nhưng họ không xác định họ là một đất nước công nghiệp hay một đất nước dịch vụ, giống như Mỹ, Mỹ là một đất nước dịch vụ.
Úc họ xác định rằng họ là một đất nước về nông nghiệp và khoáng sản. Tất cả những thứ về dịch vụ và công nghiệp phát triển để hỗ trợ cho nông nghiệp và khoáng sản, đó là nước Úc, một đất nước đang phát triển, con người rất là giàu có, họ lấy nông nghiệp làm trọng tâm mà họ vẫn giàu có như vậy, tại sao Việt Nam mình không làm như vậy được, trong khi đó nông nghiệp đã là truyền thống của chúng ta trong hàng trăm năm nay rồi, bây giờ chúng ta áp dụng các công nghệ, kỹ thuật vào, phát triển nông nghiệp đến một mức độ mới, tiết kiệm nhân lực hơn, tạo giá trị gia tăng cao hơn, có thể tạo ra các sản phẩm mang lại giá trị cao hơn về thương mại, cũng như chất lượng tốt hơn cho sức khỏe con người.