Chí Phèo – Nam Cao là một trong những tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam, nhất là với thể loại văn học hiện thực. Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước từ trang văn của Nam Cao, người ta mới thấu được nỗi khổ của người nông dân bị dồn vào đường cùng, bi cự tuyệt và tước đi quyền sống, quyền được làm người chính đáng. Dưới đây Tusachtinhhoa sẽ hướng dẫn cách phân tích truyện ngắn Chí Phèo giúp bạn tự tin, không phải suy nghĩ nhiều về việc làm sao để viết được bài ăn hay và ấn tượng nhất.
Xem thêm:
- Top bài phân tích Người lái đò sông Đà chọn lọc hay nhất
Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo
Chí Phèo vốn là một đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Một người đi thả ống lươn đã nhặt được Chí trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên lò gạch bỏ không. Chí được người làng truyền tay nhau nuôi, lớn lên nhờ tình yêu thương của người dân làng Vũ Đại.
Đến năm 20 tuổi, Chí trở thành một anh nông dân hiền lành, chất phác, làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến thấy Chí trẻ khỏe, muốn gần gũi thân mật nên nhiều lần bắt Chí bóp chân, xoa đầu. Chuyện đến tai Bá Kiến, lão dựng chuyện đẩy Chí vào tù.
Sau khi đi tù 7,8 năm sau, Chí Phèo trở về làng, mặt mày khác hẳn, gớm ghiếc dữ tợn như một thằng săng đá. Về hôm trước thì hôm sau hắn đã ngồi ở chợ uống rượu từ xế trưa đến chiều. Rồi hắn xách chai rượu đến nhà Bá Kiến gây sự. Xô xát với Lý Cường, con trai Bá Kiến, Chí Phèo đã đập vỏ chai và rạch mặt kêu trời ăn vạ. Bá Kiến khôn khéo cho Chí ăn, uống rượu và cả tiền mang về. Chí Phèo đã trở thành tay sai cho lão, lão chỉ cần cho vài hào uống rượu là có thể sai Chí đi đòi nợ, gây sự với bất kể ai mà lão không ưa.
Càng ngày Chí càng hung hãn, ngang ngược, lạc dần vào những cơn say. Trong sơn say, hắn đập đầu, rạch mặt, chửi bới, hắn chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi con mẹ chết tiệt nào đẻ ra hắn. Năm đó, ngoài 40 mặt hắn như một con vật lạ, cả làng Vũ Đi đều sợ hắn khi đi qua trước mặt.
Tình cờ một đêm trăng, hắn gặp Thị Nở – một người đàn bà dở hơi lại xấu ma chê quỷ hờn, hắn đã ăn nằm với thị. Nửa đêm hắn đau bụng nôn mửa và sáng hôm sau Thị Nở đã mang cho hắn một bát cháo hành. Lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành, cũng từ đó hắn thức tỉnh lương tâm, hắn thèm lương thiện và hắn say thị lắm.
Thế nhưng cái ước muốn hoàn lương, có một mái ấm đã không thành hiện thực. Thị Nở sau khi nghe những lời ngăn cản, xỉa xói của bà cô thì đã cự tuyệt Chí. Và hắn lại uống, đau đớn, tuyệt vọng hắn đến nhà Bá Kiến với con dao để đòi lương thiện. Hắn chém chết Bá Kiến rồi tự sát. Bà cô được dịp chì chiết Thị Nở, Thị nhìn nhanh xuống bụng mình thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không.
Bài phân tích tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao chọn lọc hay nhất
Hướng dẫn viết mở bài tác phẩm Chí Phèo
1. Tác giả Nam Cao
- “Nếu ví văn học như một dãy nói non trùng điệp thì Nam Cao chính là một đỉnh cao trên miền non tản đó”. Đoản mệnh trong đời nhưng tên tuổi của ông sẽ còn sống mãi cùng văn học nghệ thuật.
- Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất trong trào lưu văn học hiện thực phê phán.
- Năm 1996 ông đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
2. Tác phẩm Chí Phèo
Truyện ngắn Chí Phèo đã trở thành áng văn bất hủ của văn học Việt Nam nói chung và nhà văn Nam Cao nói riêng. Đây là tác phẩm lớn về nhiều mặt dù chỉ chứa trong dung lượng của một truyện ngắn.
3. Sơ đồ tư duy tác phẩm Chí Phèo
Hướng dẫn viết thân bài tác phẩm Chí Phèo
Từ khi ra đời đến trước khi ra tù (Cuộc đời Chí Phèo trước khi bị tha hóa)
- Xuất thân là đứa trẻ bị bỏ rơi bên lò gạch cũ, không người thân thích. Phải đi ở, bị trao tay hết người này đến người khác.
- Lớn lên: hiền lành chất phác, cần cù, có lòng tự trọng. Có ước mơ như bao người nông dân khác là có mái ấm bình yên, giản dị “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải”.
Quá trình tha hóa của Chí Phèo (Chí Phèo sau khi ra tù, trước khi gặp Thị Nở)
- Nguyên nhân Chí Phèo bị vào tù: vì cơn ghen của Bá Kiến đã đẩy Chí phải vào tù
- Nhà tù thực dân phong kiến đã nhào nặn, biến hắn thành một con người khác hẳn
+ Chí hủy hoại nhân hình: xăm trổ đầy mình, mặt ngang dọc đầy sẹo, đầu trọc lóc, hai mắt gườm gườm, mặt cơng cơng
+ Hủy hoại nhân tính: Là kẻ nát rượu, ngày ngày chìm đắm trong men say. Là tay sai cho Bá Kiến, chuyên đi rạch mặt ăn vạ, trở thành tên đầu trâu mặt ngựa khiến ai cũng khiếp sợ.
- Hắn bị xã hội chối bỏ, bị coi là “quỷ dữ của làng Vũ Đại”
+ Minh chứng là tiếng chửi của Chí ở đầu đoạn trích: hắn chửi thế nhưng không có ai đáp lại chỉ có tiếng chó sủa.
+ Chí Phèo tiêu biểu cho một hiện tượng bi thảm trong xã hội cũ, những giá trị của con người bị hủy diệt, bị lưu manh hóa.
—> Tiếng chửi của Chí Phèo mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó có sức mạnh tố cáo xã hội.
Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo
Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở khiến Chí thức tỉnh, nhận thức về chính bản thân mình, về thế giới xung quanh và đánh thức được nhân tính, bản năng.
- Thị Nở: ế chồng, dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn.
- Cuộc gặp gỡ vào đêm trăng đã làm thay đổi cuộc đời đen tối của hắn. Lần đầu tiên thấy hắn “tỉnh”
+ Hắn cảm thấy sợ rượu, bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài, miệng đắng, “lòng mơ hồ buồn”.
→ Điều này cho thấy dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất.
+ Chí tỉnh táo cảm nhận cuộc sống xung quanh mình: nghe tiếng cười nói, âm thanh của chim hót,… hắn thấy mình cô độc.
→ Sau những cơn say triền miên thì hắn đã thức thực sự tỉnh táo.
+ Trước sự quan tâm của Thị Nở, hắn xúc động vì lần đầu tiên trong đời hắn được yêu thương, quan tâm.
+ Bát cháo hành đã thể hiện tình yêu thương của Thị Nở, làm hắn suy tư về cuộc sống.
+ Hắn mơ ước có cuộc sống giản dị, hắn thèm lương thiện. Chính tình yêu của Thị Nở làm hắn hy vọng mong ước về một gia đình.
⇒ Những chuyển biến tâm lý rõ nét trong Chí được thay đổi nhờ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Chí Phèo và Thị Nở. Gặp Thị, hắn được trải qua những cảm xúc mà hắn chưa từng có trong cuộc đời, mang tới những niềm vui, sự hy vọng và khao khát trỗi dậy đó là trở lại làm người lương thiện. Chính Thị Nở là người đã đánh thức con người lương thiện, tốt bụng trước khi của Chí khiến hắn ân hận, khao khát cuộc sống hạnh phúc và mơ về một gia đình.
Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Bà cô Thị ngăn cấm không cho Thị qua lại với Chí. Hình ảnh bà cô Thị là đại diện cho những định kiến xã hội.
- Chí đã đau đớn, thất vọng, uất ức đến cùng cực khi bị cự tuyệt với lương thiện lần nữa.
- Chí đã hồi tưởng về tình yêu đã trải qua khi thoáng thấy hương cháo hành.
- Qua hành động nắm lấy tay Thị Nở → Chí muốn níu kéo hạnh phúc.
- Chí lại tìm tới rượu, muốn quay trở lại làm người lương thiện thế nhưng lại không thể làm được nữa → Chí tuyệt vọng, đau đớn. Có thể nói Chí đã hoàn toàn bị xã hội ứt bỏ.
Cái kết của Chí Phèo khi đến nhà bá Kiến đòi thiện lương
- Chí đã quay trở về con người của hiện tại khi bị Thị ruồng bỏ, hắn cầm dao tới nhà thị và vừa đi vừa chửi thế nhưng hắn đi thẳng đường tới nhà Bá Kiến mà không rẽ vào nhà Thị Nở.
- Lúc này điều quan trọng hơn cả tính mạng đó là khao khát sống lương thiện. Chí đã giết Bá Kiến rồi tự sát.
→ Hành động tự kết liễu của Chí Phèo không chỉ thể hiện sự tuyệt vọng, phẫn uất đến tột cùng. Nó còn mang tính chất tố cáo xã hội đã đẩy con người vào đường lưu manh, tha hóa, đẩy họ tới cái chết.
→ Nó cũng thể hiện hiện thực: chỉ có đấu tranh mới có thể giải quyết mâu thuẫn xung đột ở nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.
Hướng dẫn viết kết bài tác phẩm Chí Phèo
Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo và khẳng định giá trị của tác phẩm.
- Giá trị nội dung: truyện ngắn này là lời tố cáo đanh thép của tác giả Nam Cao về xã hội đương thời thối nát, tàn bạo đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa. Bên cạnh đó, ca ngợi vẻ đẹp con người dù bị vùi dập cả về nhân hình lẫn nhân tính.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình vừa có nét riêng biệt vừa có tính tiêu biểu.
+ Biệt tài phân tích tâm lý nhân vật tài tình của Nam Cao.
+ Giọng văn biến hóa, ngôn ngữ đậm hơi thở đời sống…
Trên đây là dàn ý phân tích tác phẩm Chí Phèo chọn lọc hay nhất, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi. Chúc các bạn thi thật tốt!