Truyện cười dân gian hay còn được gọi là truyện tiếu lâm luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm bởi nó vừa nhằm mục đích giải trí, đem lại tiếng cười cho mọi người, vừa nhằm vạch trần cái xấu, cái ác của giai cấp lãnh đạo, thống trị và phê phán, đả kích xã hội đương thời. Hôm nay, Tủ Sách Tinh Hoa sẽ giới thiệu đến bạn những mẩu truyện cười hay, chứa đựng ý nghĩa sâu sắc nhất!
Xem thêm:
- 365 truyện kể hay và ý nghĩa cho bé trước khi đi ngủ
1. Lợn cưới áo mới
“Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.
Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
Ý nghĩa và Bài học rút ra: Câu chuyện ngắn này lên án tính cách khoe của, khoe khoang khiến bản thân trở nên kì quặc, lố bịch trong mắt người đời. Khoe khoang là một trong những tính cách xấu nhất của con người, cần phải được loại bỏ. Nó cũng khuyên con người ta phải sống khiêm tốn, chân thật.
2. Treo biển
“Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:
“Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
– Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là “cá tươi”!
Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ “tươi” đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
– Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: “Ở đây”!
Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ “Ở đây” đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
– Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”!
Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ “cá”! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:
– Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!
Thế là nhà hàng cất nối cái biển.”
Bài học và ý nghĩa rút ra: Truyện cười dân gian “Treo biển” không chỉ mang tới cho chúng ta những tiếng cười vui vẻ mà còn để lại bài học cả trong công việc và cuộc sống. Câu chuyện châm biếm những con người không có chính kiến, thiếu quyết đoán trong công việc, họ không quan tâm tới điều mình muốn mà chỉ dựa vào đôi ba lời góp ý của người khác. Nó cũng đưa tới lời khuyên rằng chúng ta cần tiếp thu những ý kiến một cách có chọn lọc, biết nhìn nhận đúng sai, những việc mình cho là hợp lý thì nên chủ động.
3. Thầy bói xem bói
“Được ngày rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói và bói bài tây cả nên năm ông thầy bói mù cùng nhau ngồi tán phét.
Ông nào cũng chưa từng một lần nhìn thấy con voi nên không biết hình thù nó ra sao. Bỗng nghe dân tình kháo nhau có người đang dắt voi đi ngang qua làng. Năm ông thầy bói chung tiền vào đưa cho người quản voi bảo họ cho voi dừng lại để xem. Ông sờ vòi, ông sờ ngà, ông thì sờ chân, ông thì sờ tai còn ông thì sờ đuôi. Sau khi sờ voi kĩ lưỡng thì 5 ông thầy lần lượt phán.
Thầy sờ vòi của voi thì phán:
– Tôi cứ tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi
Thầy sờ ngà voi thì lại phán:
– Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài cứng cứng như cái đòn càn
Tiếp đến thầy sờ tai thì phán:
– Không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc
Thầy sờ chân voi phản ứng ngay:
– Các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy
Cuối cùng thầy sờ đuôi phán:
– Bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi xể cùn
Năm ông thầy mỗi ông một ý, không ông nào chịu nhường ông nào cả nên nhảy vào cãi lộn rồi xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán.”
Bài học: Câu chuyện dân gian ngắn của Việt Nam ta để lại nhiều tiếng cười thú vị, cái nhìn trào phúng và giúp chúng ta hiểu rằng: mỗi người cần nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, không nên nhìn theo hướng phiến diện, để tránh kết luận sai lầm thì cũng cần tiếp thu ý kiến của mọi người. Câu chuyện này cũng phê phán những con người hiểu biết nông cạn nhưng lại tỏ ra mình thông thái hơn người.
4. Kẻ ngốc nhà giàu
“Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí. Vì muốn con mình nên người, phú ông liền nói:
“Con có lớn mà không có khôn, thậm chí còn chẳng phân biệt được hạt kê và hạt lúa. Ta muốn để con ra ngoài học hỏi thì mới mong có ngày khá được”.
Người con trai nghe vậy cũng đồng ý. Sau khi rời nhà, anh gặp một người thợ đang tạc hai con sư tử đá.
Nhìn dáng vẻ của hai bức tượng, cậu con trai thích chí vô cùng, ngỏ ý muốn mua. Người thợ kia cũng biết cậu ngốc nghếch, bèn cố tình hét giá:
“Con sư tử nhỏ giá 3000 lạng vàng, con sư tử lớn thì 5000 lạng”.
Cậu con trai thản nhiên gật đầu, yêu cầu người đó đem tượng đến nhà mình, người kia liền mang theo bức tượng sư tử nhỏ về trước. Khi về tới nhà, cậu vội vàng khoe với cha rằng mình mua được đồ tốt.
Tới khi nhìn thấy tượng con sư tử đá bình thường mà bị hét giá lên tới mấy ngàn lượng vàng, người cha không khỏi than trời mà nói:
“Con bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua thứ đồ vô dụng này, thật đúng là đứa con phá gia chi tử. Chẳng trách vì sao mọi người thường bảo ta thế nào cũng gặp báo ứng”.
Cậu con trai nghe xong lập tức vỗ tay cười lớn:
“Con nói cha nghe, đây mới chỉ là báo ứng nhỏ thôi, còn một báo ứng lớn đang chờ phía sau kia kìa”.”
Bài học rút ra: Những người thiếu kinh nghiệm sống, kiến thức thường dễ vấp ngã. Bản thân sẽ làm ra những việc ngốc nghếch, trở thành trò cười cho thiên hạ nếu không biết học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức. Tiền bạc sớm muộn cũng tiêu tan, dù giàu có bao nhiêu cũng hết nếu không có trí tuệ, kiến thức.
5. Ngạo mạn
“Có người thư sinh nọ quen thói ba hoa khoác lác, từng nói với bạn mình rằng:
– Từ cổ chí kim, thánh nhân chính là những người khó tìm nhất. Năm xưa kể từ lúc Bàn Cổ vương khai thiên lập địa, vạn vật sống trên đời không ai có thể so với ngài. Cho nên ngài được tính là người thứ nhất.
Nói xong câu này, thư sinh giơ lên 1 ngón tay để xác nhận.
– Sau đó là tới Khổng Tử, người am hiểu thi thư lễ nhạc, được mệnh danh là thầy của vạn nhà, không ai dám bất kính. Ngài được tính là người thứ hai.
Thư sinh lại giơ thêm một ngón tay, tỏ ý đang đếm rồi nói tiếp:
– Từ sau hai người này, không còn có ai đủ khiến tôi cảm thấy nể phục…
Thế nhưng chỉ sau vài giây chần chừ, người này lại hớn hở quay sang khẳng định với bạn mình:
– Anh thấy tôi nói có đúng không? Bậc thánh nhân trên đời quả nhiên rất ít, tính cả tôi mới có đúng 3 người.”
Ý nghĩa rút ra: Cuồng vọng, ngạo mạn thực chất là những sai lầm, điều ngốc nghếch nhất trong cuộc đời con người.
6. Dân dần quan
“Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngày, thấy quan đã ác lại hay ăn tiền, ai có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc xì tiền ra mới thôi.
Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau nói xấc quan. Một anh bảo:
– Ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem.
Quan quán quạn chi quàn quan
Dân dấn dận chi dần dân.
Quan là quan, quan quàn quan
Dân là dân, dân dần quan.
Chẳng ngờ, quan đi qua nghe được, trợn mắt hỏi:
– Bay nói gì thế?
Anh kia nói chữa:
– Bẩm quan, con bảo: Quan quản dân, dân… cần quan. Không có quan thì ai cai trị dân.”
Câu chuyện “Dân dần quan” đả kích sâu cay bè lũ quan lại độc ác, tham lam chuyên đục khoét dân trong xã hội xưa cũ.
7. Cá gỗ
“Một anh nhà giàu hà tiện vắt cổ chày ra nước, bữa cơm không dám mua thức ăn. Anh ta treo một con cá bằng gỗ lơ lửng ở giữa nhà, dặn ăn cơm thì nhìn lên cá gỗ, chép miệng một cái rồi hãy và, thế cũng coi như được ăn cơm với cá rồi.
Đứa con út mới lên bốn tuổi, háu ăn, nhìn lên con cá gỗ chép miệng luôn mấy cái mới và cơm. Thằng lên sáu trông thấy liền mách bố:
– Thằng này nó chép miệng mấy cái liền mới và cơm đấy bố ạ.
Anh ta mắng:
– Cứ để nó ăn mặn cho khát nước chết.”
Ý nghĩa: truyện cười dân gian “Cá gỗ” phê phán những kẻ hà tiện vắt cổ chày ra nước, có tiền mà không dám tiêu, để cho con cái chịu khổ đói khát.
8. Tam đại con gà
“Truyện kể rằng nhà nọ có ba ông cháu. Hôm nọ, ông sai người cháu đi ra chợ mua giúp ông một đồng mắm và một đồng tương. Thằng bé vâng lời ông mang hai cái bát ra chợ mua. Nhưng đi một lúc, mới sực nhớ ra và quay về nhà để hỏi ông đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương. Người ông bảo rằng đồng nào mua cũng được. Thế là thằng bé lại chạy đi ra chợ, một hồi lâu, lại trở về nhà với hai cái bát không trên tay và lại tiếp tục hỏi người ông xem bát nào đựng mắm và bát nào đựng tương.
Người ông nổi giận đánh cho nó mấy roi. Vừa lúc đó bố thằng bé đi đâu về nhà, thấy thằng bé bị ông đánh nên nổi giận rồi nói rằng: “À! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh lại con của ông!” Nói rồi tự đánh vào mình một trận nên thân. Người ông chứng kiến xong lại phát khùng lên quát: “À! Mày đánh con ông thì…thì ông treo cổ của cha mày lên”. Nói xong ông vội vàng đi tìm dây thừng để treo cổ.”
Bài học rút ra: Câu chuyện này phê phán những hành động tức cười của ông thầy dốt đặc mà vẫn cố tình giấu dốt. Dù cố gắng thì cái dốt càng giấu sẽ càng lộ ra. Thông qua câu chuyện dân gian này người ta cũng phê phán tật xấu không chịu trau dồi kiến thức, học hỏi mà luôn cho mình tài giỏi nhất.
9. Giấu cày
“Chuyện kể về bác nông dân đang mải mê cày ruộng thì vợ réo gọi về ăn cơm. Thấy vợ hối thúc quá, bác ta la to lên:
– Để tôi giấu cày vào bụi cây kia đã!
Về nhà vợ bác trách:
– Đi giấu cày mà la lên như thế, kẻ trộm nó nghe được, nó lấy đi thì sao?
Cơm nước xong, bác chạy một mạch ra ruộng, đến chỗ giấu cày thì hỡi ôi, cái cày đã biến đi đâu mất. Bác vội quay về nhà, nhìn trước nhìn sau, thấy không có người, bác mới ghé vào tai vợ thầm thì:
– Chúng nó lấy mất cái cày rồi!”
Truyện dân gian Giấu cày nhắc nhở mỗi người chúng ta cần sự khôn ngoan khi làm bất cứ việc gì. Nếu không có sự khôn ngoan thì rất khó để đi đến thành công, thậm chí còn làm hỏng việc.
10. Câu chuyện chủ tịch huyện
“Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường.
Bác sĩ khuyên: “Thử đọc Thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển.”
Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn Thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể.”
Ai dè người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khoẻ mạnh như xưa. Bác sĩ thở dài: “Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay.”
Quả nhiên, một khi biết đc điều đang diễn ra người chồng đã phát điên.”
Bài học rút ra: Đừng lo sợ gặp phải thất bại, hãy dũng cảm đối diện để nó không cản bước của bạn. Cuộc đời này là một cuộc hành trình dài, bất kể ai cũng sẽ nếm trải nhiều trải nghiệm khác nhau và trong số đó cũng bao gồm cả thất bại.
11. Ba trọc
“Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:
– Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?
Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:
– Dạ, hơn quan đấy ạ.
Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:
– Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?
– Dạ, tôi lỡ lời!
Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:
– Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.
Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:
– Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?
Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:
– Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.
Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.”
Ý nghĩa, bài học: Thông qua câu chuyện này, điều muốn gửi gắm đó là trước khi nói ra cần cân nhắc kỹ lưỡng. Người khác sẽ hiểu nhầm, có những đánh giá không hay về bạn chỉ cần vô tình nói ra một câu. Để không rước họa vào thân thì cần suy nghĩ kĩ trước mỗi lời nói ra.
12. Ăn trấu
“Có một thanh niên nọ vốn tính ham ăn, lười làm, gia cảnh trong nhà cũng thuộc dạng nghèo túng. Có lần, anh chàng này vừa ăn trấu cầm hơi thì gặp được một vị quan lớn.
Thấy thanh niên có vẻ ngoài không mấy khá giả, quan lớn liền mời anh ngồi ăn cơm chung với mình. Không ngờ anh chàng nghèo thủng thẳng đáp lại:
“Sáng sớm nay tôi mới ăn thịt chó ở nhà đến no căng bụng rồi. Giờ không muốn ăn thêm nữa, nhưng nếu uống một chén rượu thì chắc cũng tạm được”.
Quan lớn nghe xong liền mời anh uống rượu. Thế nhưng anh chàng ấy chỉ vừa uống một chén đã ói lên ói xuống.
Vị quan nhìn bãi nôn của người thanh niên, thấy bên trong đều là trấu nên mới hỏi:
“Cậu nói ban sáng mới ăn thịt chó, vì sao lại nôn ra toàn trấu thế này”.
Người kia bối rối hồi lâu, cuối cùng mới nghĩ ra một câu chống chế:
“Thì tôi vốn là ăn thịt chó, nhưng con chó ấy lại ăn trấu chứ sao”.
Bài học và ý nghĩa câu chuyện: Những người không biết cách nói chuyện rất hiếm khi chiếm được thiện cảm từ người khác, ở nhiều người thì điểm yếu thường gặp là việc sử dụng ngôn ngữ không khéo léo.
13. Lát nữa tao sang
“Có một lão phú ông giàu nứt đố đổ vách, nhưng một chữ bẻ đôi cũng không hay. Tuy vậy, lão rất thích lên mặt ta đây giỏi giang chữ nghĩa trước đám người hầu hạ.
Một hôm lão đang dùng bữa. Bữa ăn của lão có đủ món ăn ngon đã đành. Xung quanh chiếu rượu lão ngồi là cả một dãy người hầu: kẻ rót rượu, kẻ nâng quạt, kẻ dâng những món ăn lạ, kẻ ra vào nhộn nhịp mang tiếp những món ăn còn lạ hơn món lão đang nếm…
Đúng lúc ấy, một tên hầu của viên quan trong vùng tới. Tên hầu dâng lên lão phú ông một lá thư của chủ gửi lão. Phú ông vờ liếc qua thư, rồi bảo tên hầu:
– Ta biết rồi, mày cứ về, lát nữa tao sang.
Tên hầu xoa hai tay, ngập ngừng lát, rồi mới rón rén thưa:
– Dạ, trong thư có nói…
Lão phú ông gạt đi:
– Biết rồi. Tao đọc rồi. Tao sẽ đáp lại lời mời. Lát nữa tao sang.
Tên hầu lúc này đành nói thật:
– Dạ, quan nhà con vội đi, mà ngựa thì ốm, quan con sai con sang mượn ngài con ngựa… Trong thư đã viết là con phải dắt ngựa về ngay ạ…”
Câu chuyện này châm biếm những kẻ giàu có nhưng dốt nát và thích lên mặt, ra vẻ giỏi giang chữ nghĩa trước mặt người khác.
14. Bẩm, toàn chó cả
“Nhà nho nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm, các quan đến nhà hơi, trong số đó có mấy bạn đồng song thủa trước. Ông ta bảo người nhà dọn cơm thết.
Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:
– Chả mấy khi rồng đến nhà tôm. Các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.
Các quan cầm đũa, gắp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng, liền khề khà hỏi: đây đĩa gì, kia bát gì,…
Nhà nho thong thả nói:
– Đây là chó, kia cũng là chó. Bẩm, toàn chó cả!”
Bài học và ý nghĩa: câu truyện này nhằm châm biếm, đả kích sâu cay bè lũ quan lại tham nhũng hống hách, hạch sách người dân trong xã hội xưa. Nó cũng cho thấy sự căm ghét của nhân dân đối với những giai cấp thống trị.
15. Trả lời vắn tắt
“Có một anh chàng vốn tính tham ăn, hễ ngồi vào mâm là chú mục vào những món ngon, cắm đầu gắp, lo sao ăn cho được đầy bụng. Vì thế anh ta rất ngại nói chuyện trong bữa cơm.
Một lần, đi ăn cỗ ở nhà nọ, ngồi vào mâm là anh ta gắp lia gắp lịa. Có một ông khách lạ thấy anh ta ăn uống lỗ mãng như thế, mới tìm cớ nói chuyện để hãm bớt anh ta lại. Ông ta hỏi:
– Chẳng hay ông người ở đâu ta?
Anh ta trả lời vắn tắt:
– Đây!
Rồi cắm cổ gắp.
– Thế ông được mấy cô cậu rồi?
– Mỗi!
Lại cúi xuống gắp lia lịa.
Ông kia vẫn chưa chịu thua, hỏi tiếp:
– Các cụ thân sinh chắc là còn cả chứ?
Anh ta vẫn không ngẩng đầu lên, đáp:
– Tiệt!”
“Trả lời vắn tắt” là câu truyện cười dân gian Việt Nam bên cạnh việc phê phán những kẻ tham ăn tục uống còn là lời nhắc nhở, khuyên nhủ chúng ta phải có văn hóa khi giao tiếp.
Những mẩu truyện cười bao giờ cũng tạo ra tiếng cười trào phúng và thông qua những tiếng cười đó là những tư tưởng, thông điệp được truyền tải. Chúc bạn có những giây phút thực sự sảng khoái và có cho mình nhiều bài học ý nghĩa.