Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Thông qua câu chuyện về một vị vua tài giỏi, yêu nước thế nhưng cho tới cuối cùng lại gặp thất bại một cách đau xót, một người con gái có tấm lòng trong sáng, chân thật phải chịu một kết cục đau đớn, người đọc có thể đúc rút a những bài học kinh nghiệm sâu sắc mà khó quên được.
Nội dung truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
An Dương Vương vốn họ Thục tên Phán, là vua của nước Âu Lạc khi ấy. An Dương Vương được thần KIm Quy giúp đỡ xây thành Cổ Loa và tặng cho một chiếc móng làm để làm nỏ thần. Với sức mạnh uy lực của nỏ thần thì nó đã giúp vua đánh bại kẻ thù xâm lược. Khi bị thất bại thì Triệu Đà đã cho lui quân và chờ đợi thời cơ thích hợp.
Không lâu sau thì Triệu Đà đưa người con trai của mình là Trọng Thủy sang để cầu thân với Mị Châu – con gái An Dương Vương. Một thời gian, sau khi có được lòng tin của Mị Châu thì Trọng Thủy dò hỏi về chiếc nỏ thần và biết được bí mật. Trọng Thủy đã lấy cắp nỏ thần và đem về cho cha mình. Triệu Đà sau khi có được nỏ thần thì đã đem quân sang đánh Âu Lạc. Vì nghĩ rằng có nỏ thần nên An Dương Vương chủ quan.
Thua cuộc, An Dương Vương đã cưỡi ngựa, đem theo con gái mình và tiến về phía biển. Thế nhưng khi đi tới đâu thì quân địch đã theo tới đó. An Dương Vương đã cầu cứu thần Kim Quy, thần hiện lên báo rằng: “Giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. Khi Vua ngoái lại nhìn thì thấy lông ngỗng Mị Châu rắc trên đường đi, lúc này Vua tỉnh ngộ và rút kiếm chém Mị Châu sau đó nhảy xuống biển.
Thành Cổ Loa đã bị quân Triệu Đà chiếm đóng, Trong Thủy đã đi theo dấu lông ngỗng mà Mị Châu để lại. Khi thấy xác nàng thì chàng hối hận, lo chu toàn tang sự cho Mị Châu rồi cũng nhảy xuống giếng tự tử. Ngày nay, giếng ấy được gọi là giếng Trọng Thủy. Tục truyền rằng Mị Châu chết, máu chảy xuống biển trai ăn được có ngọc châu, thấy ngọc tỏa sáng kỳ lạ khi đem ngọc về rửa nước giếng.
Ý nghĩa và giá trị truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy được dựng trên những sự kiện có thật, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước thời kỳ đầu. Cho tới nay, sau hàng trăm năm vật đổi sao dời thì quần thể di tích thành Cổ Loa vẫn giữ được một phần. Qua câu chuyện này, những bài học sâu sắc được đúc kết như:
Bài học về sự cảnh giác
Chỉ thần linh mới có thể xây thành nhanh chóng được. An Dương Vương đã có ý thức cảnh giác phòng bị khi giặc chưa đến bởi vậy thần linh mới giúp. Điều đó khẳng định hành động của Vua An Dương Vương được lòng dân, hợp ý trời. Hình ảnh sức mạnh thần kỳ và thần linh chính là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tương trợ để giữ vững đất nước thuở sơ khai.
Việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa cho thấy sự gian nan, vất vả của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng An Dương Vương đã mắc sai lầm, mất cảnh giác, điều này đã dẫn đến hậu quả khôn lường. Triệu Đà là kẻ đầy mưu mô, tham lam, dù nhận thất bại nặng nề khi xuất quân thế nhưng vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược. Chính sự tự đắc tự tin thái quá của An Dương Vương, quá dựa dẫm vào sức mạnh của vũ khí thần kì là nguyên nhân dẫn tới cảnh nước mất nhà tan.
Bởi thế tinh thần cảnh giác, ý chí bảo vệ độc lập dân tộc luôn là yêu cầu hàng đầu với mọi người dân đất Việt. Đặc biệt với những ai nắm vận mệnh quốc gia trong tay thì ý thức đó càng được ghi nhớ sâu sắc hơn.
Đề cao ý thức bảo vệ, xây dựng dân tộc
Ngay sau khi thức tỉnh thì An Dương Vương đã tự tay mình chém đầu con gái. Đây là hành động dứt khoát, quyết liệt, đứng về quyền lợi dân tộc cũng như phía công lý. Mặc dù là sự thức tỉnh muộn màng thế nhưng vô cùng cần thiết để cứu vãn tình thế. Nhân dân đã bất tử hóa, huyền thoại hóa người anh hùng để giữ gìn ý chí đấu tranh, lấy lại đất nước.
An Dương Vương đã cầm sừng tê, cùng Rùa Vàng rẽ nước đi xuống thủy cung. Nếu chỉ nhìn một cách đơn giản thì ông là người mắc sai lầm, gặp thất bại nhưng nhìn sâu mới thấy tấm lòng vì nước vì dân. Để giương công lý thì Vua đã tuyệt tình riêng.
Mối tình đau đớn và bài học về lòng tin
Mối tình đau đớn giữa Mị Châu và Trọng Thủy cũng chứa đựng nhiều điều khó giãi bày. Cuộc hôn nhân này mang tính chính trị sâu sắc. Mị Châu vừa đáng thương lại vừa đáng trách, hành động vô tình phản quốc của nàng đã bị phê phán nhưng cũng rất độ lượng, cảm thông, thấu hiểu nàng là người ngây thơ, cả tin, vô tình bị lợi dụng.
Tính nhân đạo cũng được thể hiện qua hình ảnh giếng nước ngọc trai. Mối tình Mị Châu Trọng Thủy đã tạo nên một cái kết khác, dù sai trái nhưng đáng thương nhiều hơn đáng trách. Hai người được ở bên nhau cũng là sự khẳng định cho tình yêu chung thủy của hai người.
Nhân vật An Dương Vương bất tử mà không chết, sống ở dưới đáy biển để thể hiện lòng biết ơn, sự cảm kích đối với một vị vua đã có công dựng nước. Đặt lên trên tình riêng là trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước.
Tấm lòng của nhân dân
Hành động vì nghĩa diệt thân đã được khắc họa qua hình ảnh Vua An Dương Vương tự tay chém chết con gái của mình. Vua đã đặt lợi ích quốc gia lên trên tình riêng, qua đó đã thể hiện sự kính trong của nhân dân, ca ngợi hành động dũng cảm của Vua, hành động dứt khoát quyết liệt đứng về lợi ích dân tộc, công lý.
Hình ảnh Rùa Vàng là lời giải thích cho lý do mất nước và xoa dịu nỗi đau. Nó cũng thể hiện lòng vị tha với những lỗi lầm lịch sử.
Với những lỗi lầm gây tổn thất cho đất nước thì Mị Châu đã phải nhận cái kết thích đáng là bản án tử hình. Nhưng cũng thấu hiểu răng lỗi lầm này là do vô tình, không có chủ ý. Trọng Thủy cũng được nhìn với sự độ lượng, bao dung, nước giếng thể hiện niềm ân hận, muốn rửa tội.
“Ngọc trai – giếng nước” – Cặp hình ảnh chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc
Đã có một sự so sánh độc đáo của hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”. Hình ảnh ngọc trai hợp với lời ước nguyện của Mị Châu, nó chứng minh cho sự trong sáng. Oan tình của Mị Châu – Trọng Thủy đã được hóa giải qua hình ảnh ngọc trai – giếng nước. Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng càng làm sáng đẹp hơn đã cho thấy ở thế giới bên kia thì Trong Thủy đã tìm thấy sự hóa giải của Mị Châu.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học lịch sử đắt giá ý nghĩa. Cho tới muôn đời thì những giá trị nhân văn sẽ còn mãi, nó nhắc nhở những người lãnh đạo, đứng đầu quốc gia phải có trách nhiệm, ý thức cảnh giác, có quyết sách đúng đắn để bảo vệ vận mệnh dân tộc.