QBQ Tư duy thông minh – Cuốn sách dành cho những người đang cuồng quay trong các vấn đề và chưa biết giải quyết thế nào. Tư duy thông minh chỉ với việc thay đổi cách suy nghĩ, cách đặt câu hỏi. Và bạn sẽ tìm thấy câu trả lời để giải quyết mọi vấn đề.
QBQ TƯ DUY THÔNG MINH
- Tác giả: John G. Miller
- Thể loại: Kỹ năng sống, Phát triển bản thân.
QBQ Tư duy thông minh làm chủ tình thế
26 bài học giải quyết vấn đề
Cuốn sách QBQ Tư duy thông minh với hơn 50 trang sách và 26 bài học. Tập trung vào việc giải quyết vấn đề với những câu chuyện minh họa chân thật. Bạn có thể dễ dàng nhìn nhận được
Những câu hỏi QBQ thông dụng
Tại phần này, tác giả có liệt kê ra những câu hỏi chúng ta thường sử dụng. Và câu hỏi theo tinh thần QBQ Tư duy thông minh trong mỗi lĩnh vực khách nhau trong đời sống và công việc. Để bạn có thể thấy rõ được sự tương phản hiệu quả giữa chúng. Như:
- Dịch vụ khách hàng
- Kinh doanh
- Quản lý
- Điều hành
- Nhân viên sản xuất
- Marketing
- Phụ huynh …
Với các lĩnh vực cụ thể này. Bạn có thể dễ dàng hình dung về cách sử dụng QBQ Tư duy thông minh vào đời sống hơn. Và dễ dàng áp dụng chúng trong quá trình làm việc và học tập của mình.
QBQ Tư duy thông minh – Muốn giải quyết vấn đề bạn phải hành động
“Stress là sự lựa chọn. Bạn stress vì bạn chọn nó”
Đứng trước bất kì vấn đề nào bạn cũng có 2 lựa chọn.
- Phản ứng một cách tiêu cực: Than thân trách phận “Tại sao điều đó lại xảy đến với tôi”, “Tôi không thể…”
- Phản ứng một cách tích cực: “Tôi sẽ giải quyết nó”, “Mình sẽ làm được”.
Ví dụ: Bạn đang trên đường đi đến một điểm hẹn nhưng lại lạc đường. Bạn có thể nghĩ rằng “Tôi không biết đường tại sao còn bắt tôi phải đến điểm hẹn đó. Tôi không thể tìm thấy điểm hẹn đó được”. Hoặc nghĩ rằng “Tôi không biết đường nhưng tôi sẽ hỏi những người đi đường khác”. Theo bạn với suy nghĩ nào bạn có thể thành công đến điểm hẹn?
Không biết vấn đề của bạn nan giải hay đơn giản thế nào. Chỉ cần bạn thốt lên “Tôi không thể làm được, tôi không có cách nào giải quyết nó”. Thì có nghĩa bạn chọn một ngõ cụt, sẽ chẳng có con đường nào trước mắt để bạn đi cả.
Còn nếu bạn nói “Tôi sẽ làm được, tôi sẽ giải quyết vấn đề này”. Thì dù đúng hay sai, khó khăn hay dễ dàng thì trên hết vẫn sẽ có những con đường để bạn bước tiếp.
Stress là một sự lựa chọn phản ứng của bạn. Những điều không mong đợi trong cuộc sống luôn tồn tại và bạn không thể thay đổi. Nhưng phản ứng lại với nó như thế nào thì bạn hoàn toàn kiểm soát được. Lạc quan hay stress là do bạn chọn lựa.
“Câu trả lời nằm trong chính câu hỏi”
Bạn đã sẵn sàng đối đầu thử thách và giải quyết vấn đề. Điều bạn cần làm tiếp theo là áp dụng QBQ Tư duy thông minh để xác định vấn đề và giải quyết nó. Đừng tạo ra thêm vấn đề khác cho mình.
“Làm cách nào” thay cho “Tại sao”, “Ai”
Chính cách đặt câu hỏi của bạn sẽ giúp bạn có câu trả lời. Hãy hướng câu hỏi của bạn vào việc tìm cách giải quyết vấn đề chứ không phải là tạo ra vấn đề khác.
Khi gặp vấn đề hay một sai phạm nào đó. Điều đầu tiên người ta nghĩ đến chính là “Ai là người có lỗi”, “Ai phải chịu trách nhiệm”, “Vì sao điều này lại xảy đến với tôi” hay “Khi nào thì mọi người mới thôi gây ra sai phạm”.
Những câu hỏi “Tại sao”, “Ai” không hướng tới việc giải quyết vấn đề. Nó khiến bạn thay vì giải quyết vấn đề, bạn phải đi tìm câu trả lời cho ai, tại sao
Hãy thay thế bằng các câu hỏi “Làm cách nào”, “Làm thế nào” … để hướng câu hỏi theo đúng ý muốn tìm phương pháp giải quyết vấn đề.
- Làm thế nào để không gặp kẹt xe?
- Làm thế nào để hợp đồng không xảy ra sai sót?
Lưu ý: Những câu hỏi tích cực sẽ giúp bạn có câu trả lời tích cực và ngược lại câu hỏi tiêu cực chỉ sẽ cho bạn câu trả lời tiêu cực mà thôi. Áp dụng QBQ Tư duy thông minh bạn cần kèm theo sự chủ động và tích cực trong đó.
“Tôi” thay cho “Họ”, “Bạn”, “Chúng tôi”
“Chờ”. Chờ anh này nói gì, chờ chị kia đưa ra ý kiến ra sao… nói thật ra chính là việc chúng ta thường làm. Hoa mĩ thì là Xem xét tình hình nhưng thực chất mà nói chính là việc Bạn chưa xác định được mình cần làm gì.
Vấn đề mình gặp phải mình không giải quyết thì chờ đợi ai. Cho dù vấn đề liên quan đến nhiều người đi chăng nữa nhưng bạn chờ thì mọi người cũng sẽ chờ. Và sẽ chẳng có cái bắt đầu giải quyết vấn đề ở đây.
Bạn đã biết đặt câu hỏi “Làm thế nào” thì tiếp đến hãy thêm đại từ “Tôi” vào cho câu hỏi của mình. Không phải là “ai”, “họ”, “bạn” hay “chúng tôi” mà là “Tôi”.
- Làm thế nào tôi giải quyết vấn đề này?
- Bằng cách nào tôi khiến cho vấn đề này giảm thiểu thiệt hại?
“Ngay bây giờ” thay cho “Khi nào”
Câu hỏi “Khi nào” không đưa đến hành động . Như đã nói ở trên đừng tạo ra thêm vấn đề khác khi chưa giải quyết được vấn đề này. Khi đặt câu hỏi hay thay thế “Khi nào” bằng “Ngay bây giờ”.
- Ngay bây giờ làm thế nào để tôi giải quyết vấn đề này?
- Ngay lúc này làm thế nào để tôi tìm đến điểm hẹn?
Đừng trì hoãn bất cứ việc gì, dù là việc nhỏ
Câu chuyện về tấm kính và câu nói “Mình sẽ làm sau” của người đàn ông. Điều khiến ông ta suýt nữa phải hối hận cả cuộc đời cho sự trì hoãn của mình. Là một chuyện sẽ khiến bạn thay đổi cách nghĩ của mình rất nhiều.
Có thể bạn sẽ nghĩ tình huống đó khó gặp trong đời. Tuy nhiên, còn vô vàn điều nhỏ nhặt mà chúng ta quen trì hoãn trong cuộc sống này mà có thể bạn đang gặp kha khá đấy.
- Ngủ thêm 5 phút nữa thôi.
- Ăn xong mình làm báo cáo cũng kịp.
Đừng chỉ áp dụng QBQ Tư duy thông minh với những chuyện bạn cho là đại sự, vấn đề lớn. Ngay từ những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Bạn cũng có thể sử dụng cách đặt câu hỏi với QBQ Tư duy thông minh để thấy được hướng giải quyết dễ dàng hơn.
“Đừng chờ đợi điều kiện lý tưởng”
Khi làm bài tập lúc đi học, thầy cô thường cho chúng ta “điều kiện tiêu chuẩn” hay “điều kiện lý tưởng”. Đễ dễ dàng hơn trong việc làm bài. Tuy nhiên, cuộc sống lại chẳng có khái nhiệm “điều kiện lý tưởng” bao giờ cả.
Bạn không thể chờ trời đẹp mới ra đồng, bạn cũng không thể chờ thị trường tăng mức nhu cầu để bạn bán sản phẩm. Hãy sử dụng những gì mình có để giải quyết vấn đề của mình.
Bạn có 1 cây bút, 1 tờ giấy trắng. Bạn cũng có thể viết lên một bản kế hoạch. Tại sao phải ngồi chờ người khác đến tặng bạn một cái máy vi tính.
“Đừng chạy theo cái mới, hãy làm tốt những điều đang có”
Chúng ta thường tập trung vào việc tìm ra những ý tưởng mới, sáng kiến mới, cách làm việc mới. Tahy vì làm tốt những điều mình đang có hoặc đang làm.
Người kinh doanh thường tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng mới. Mà đôi lúc quên đi khách hàng hiện tại của mình. Họ chính là những người có tỷ lệ sẽ mua hàng của chúng ta cao hơn.
Khách hàng mới chưa hiểu rõ sản phẩm và khách hàng cũ đã trải nghiệm sản phẩm của mình. Bạn nghĩ ai sẽ mua sản phẩm của bạn lần này?
Thay đổi và sáng tạo là điều cần phải thực hiện, tuy nhiên đừng đánh mất và bỏ quên những gì bạn đang nắm trong tay.
“Hãy hành động”
Bạn nghĩ rằng sau khi hiểu hết những điều trên bạn đã có thể giải quyết vấn đề? Nhưng tất cả các bước trên đều chỉ nằm trong đầu mà thôi. Bạn muốn thực sự muốn vấn đề của mình được giải quyết? Hãy hành động ngay lúc này.
Kế hoạch dù có hay đến đâu, cách giải quyết có xuất sắc đến mấy thì nó cũng là ý nghĩ, cũng là tờ giấy vô giá trị. Nó chỉ có giá trị và tạo nên giá trị khi được thực hiện thôi.
- Đặt câu hỏi một cách tích cực.
- Đưa ra giải pháp
- Hành động.
Kết luận
Sẽ còn nhiều bài học hơn nữa mà bạn sẽ tìm thấy được trong cuốn sách QBQ Tư duy thông minh. Nên đừng bỏ lỡ cuốn sách cực kỳ hay này.
Trên đây là một số chi tiết mà tôi cảm thấy mình cần ghi ra để một lần nữa ngẫm nghĩ và áp dụng. Hãy tự đúc kết cho mình các bài học bổ ích và thay đổi bản thân, mọi người với QBQ Tư duy thông minh. Để thấy cuộc sống dễ dàng hơn nhé.