Nhắc đến Nguyễn Trãi là nhắc đến một nhân vật lịch sử vĩ đại, một bậc thiên tài. Ông không những được người người khâm phục ở tài năng quân sự mà còn khâm phục ông là một con người tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước thiết tha, văn võ song toàn, cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cứu và giữ nước. Với những chiến lược quân sự tài ba, lời văn mượt mà, tha thiết của một nhà văn hóa. Nguyễn Trãi xứng đáng là một đại văn hào của dân tộc.
Song ông cũng chịu nhiều oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Tố Hữu đã từng viết:” Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu. Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”. Hôm nay, hãy cùng Tủ sách tinh hoa tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của tác gia Nguyễn Trãi.
Xem thêm:
- Nguyễn Khuyến – Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam
Tiểu sử Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là ai? Tên hiệu của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa của Việt Nam ở thế kỷ thứ XV. Ông sinh năm 1380 và mất năm 1442. Hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).
Cha của Nguyễn Trãi là Trần Phi Khanh, mẹ là Trần Thị Thái, ông là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán, là con rể của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán nhà Trần.
Nguyễn Trãi được sinh ra và lớn lên trong một gia tộc nhiều đời làm quan võ dưới triều đại. Dòng họ Nguyễn có truyền thống khí tiết, khẳng khái, cương trực, thương dân, luôn đấu tranh chống lại bạo lực, cường quyền. Bởi thế những tai họa là điều không thể tránh khỏi. Chính sự nghiệp của dòng tộc và truyền thống của gia đình đã ảnh hưởng lớn tới tài năng cũng như tính cách của Nguyễn Trãi.
Cuộc đời của Nguyễn Trãi
Cuộc đời của Nguyễn Trãi là một chuỗi những thăng trầm. Ông sống trong giai đoạn lịch sử có rất nhiều biến động thế nên không tránh khỏi những thay đổi lớn. Mẹ ông qua đời khi ông mới lên 6 tuổi, khi đó ông về sống với ông ngoại Trần Nguyên Đán ở Côn Sơn. Khi ông ngoại qua đời năm 1390 thì ông theo cha về sống tại làng Nhị Khê.
Dù Nguyễn Trãi phải sống trong cảnh khó khăn thế nhưng ông vẫn cố gắng học tập, quyết chí trở thành người học rộng, am hiểu về nhiều lĩnh vực, thực hiện nghĩa của một kẻ sĩ phu yêu nước thương dân.
Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ thái học sinh và làm quan cùng cha dưới triều nhà Hồ. Năm 1423, ông gia nhập Nghĩa quân Lam Sơn và giữ vị trí, vai trò rất quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi đã đem hết tài năng, ý chí, đồng cam cộng khổ cùng nghĩa quân Lam Sơn, cuối cùng ông giúp cho Lê Lợi đánh đuổi được giặc Minh. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi thì Nguyễn Trãi ra làm quan dưới triều Lê.
Năm 1437, Ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Lý do ông xin về ở ẩn là vì trong thời gian Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông trị vì thì nội bộ triều đình nảy sinh nhiều xung đột, nhiều bậc công thần bị sát hại và Nguyễn Trãi cũng bị nghi kỵ, nhiều lần bị nghi oan, hãm hại, giáng chức khiến ông buồn tủi.
Cho tới năm 1440, Vua Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, giao cho nhiều trọng trách quan trọng. Sau khi nhận được sự tin cậy thì ông ra sức làm việc, chính lúc này gian thần trong triều vu oan cho ông có âm mưu giết vua. Cả ba họ của Nguyễn Trãi đã bị giết vào năm 1442.
Mãi cho tới năm 1464 thì nỗi oan tày trời mới được giải, cho tìm lại người con trai còn sống sót ra làm qua và cho sưu tầm thơ của ông. Có thể nói, trong lịch sử phong kiến của Việt Nam thì vụ án Lệ Chi Viên là vụ án thảm khốc nhất.
Năm 1980 thì Nguyễn Trãi đã được tổ chức UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới.”
Về con người Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi là con người nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
- Ông là người có tình yêu thiên nhiên, lãng mạn và tinh tế. Thể hiện thiên nhiên với những vẻ đẹp bình dị, gần gũi và cũng không kém phần tráng lệ.
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, là nhà văn toàn tài số một trong lịch sử phong kiến của Việt Nam. Ông xứng đáng là bậc danh nhân văn hóa thế giới. Tuy nhiên Nguyễn Trãi cũng là con người phải chịu đựng những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi
Phong cách sáng tác
Nguyễn Trãi là một vị anh hùng lớn của dân tộc, ông đóng góp lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong kho tàng văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi đã có rất nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của ông mang tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, thương dân và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên.
Trong suốt sự nghiệp cầm bút của mình, Nguyễn Trãi có rất nhiều tác phẩm được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ của ông gần gũi, giản dị và cũng thực tế với cuộc sống. Cho dù những tác phẩm của ông không còn đầy đủ và nguyên vẹn thế nhưng nó đã chứng minh rõ tài năng của ông.
Nguyễn Trãi không chỉ dành cả cuộc đời cống hiến cho chính trị dân tộc mà còn có cả sự phát triển của văn học. Tuy thế cuộc đời lại mang những bi thương thế nhưng thế hệ con cháu sau này vẫn luôn kính phục và tiếng thơm để lại muôn đời.
Tư tưởng nhân nghĩa
Nguyễn Trãi đã tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo. Theo ông, nhân nghĩa trước hết phải là yêu nước, thương dân, trọng dân, biết ơn dân, rồi sau mới đến trung quân, trung thành với triều đại, với vua.
Tình yêu thiên nhiên
- Có tâm hồn rộng mở, tinh tế với những vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc.
- Thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ của ông, được ông thể hiện đa dạng, vừa gần gũi, thân thiết vừa tráng lệ.
Cảm hứng thế sự
Đó là tấm lòng, một trái tim luôn hướng về cuộc đời, một con người mà “một đời ôm mối ưu dân, ái quốc”, trĩu nặng những suy tư trước thế sự.
Khi viết về con người, về thế thái nhân tình thì ngòi bút của Nguyễn Trãi luôn chứa đựng những ưu tư, một nỗi buồn sâu sắc trước thực tại. Ông đau cái nỗi đau của con người, đó là nỗi đau của thói đời đen bạc để thể hiện khát khao, khát vọng sự hoàn thiện của con người.
Ông yêu tình yêu của con người: tình cảm với con người, với quê hương, thiên nhiên, nghĩa vua tôi, tình bạn bè, tình cha con,…
Nguyễn Trãi là con người rất nhạy cảm, vừa yêu nước vừa thương dân và là người có trái tim tinh tế, có tâm hồn nhạy cảm.
Những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của dân tộc, ông đã để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, có giá trị với nhiều thể loại như: thơ, văn chính luận. Bên cạnh đó thì ông còn có rất nhiều tác phẩm về lịch sử, địa lý nổi tiếng.
Về thể loại chính luận thì có thể kể tới tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập. Bình Ngô đại cáo được xem là “áng thiên cổ hùng văn” được viết bằng chữ Hán, lấy lời vua Lê Lợi. Với giọng văn đanh thép, hào hùng, thuyết phục, Nguyễn Trãi đã ca ngợi chiến thắng vẻ vang, lừng lẫy của nghĩa quân Lam Sơn và hào khí thời đại. Tác phẩm này được xem là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước ta, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Quân trung từ mệnh tập là những thư từ gửi cho những tướng giặc và những mẩu giấy giao thiệp với triều đình nhà Minh để thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là “địch vận”.
Về lĩnh vực Địa lý, Nguyễn Trãi nổi tiếng với tác phẩm “Dư địa chí” được viết bằng chữ Hán. Tác phẩm này ghi chép sơ lược về địa lý tự nhiên, hành chính của Việt Nam qua những giai đoạn lịch sử.
Trong lĩnh vực lịch sử, có hay bài văn bia ở Vĩnh Lăng (Tác phẩm Vĩnh Lăng thần đạo bi) kể lại thân thế, sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ hay ký sự ghi chép về 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn (Tập Lam Sơn Thực lục).
Ngoài ra thì ông còn có một sự nghiệp thơ văn đồ sộ với những tác phẩm như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Côn Sơn ca, Chí Linh sơn phú,… với nội dung thể hiện tình yêu nhân dân, gia đình, quê hương, đất nước. Trong số đó, Ức Trai thi tập là cuốn tự thuật về chính bản thân tác giả Nguyễn Trãi, nó gồm 105 bài thơ.
Đặc điểm nghệ thuật
Nguyễn Trãi có nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc, đóng góp quan trọng vào sự hoàn thiện, phát triển một số thể loại văn học trung đại Việt Nam: thơ chữ Hán, văn chính luận, thơ chữ Nôm.
- Văn chính luận có sức thuyết phục cao, mang ý nghĩa thời đại lớn. Vận dụng sắc sảo và triệt để những mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lý khách quan của đời sống để xây dựng nên những luận điểm vững chắc.
- Thơ chữ Hán và chữ Nôm: Chủ yếu sáng tác bằng thể thơ Đường luật với ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tài hoa, tinh tế. Nghệ thuật trữ tình mang nét hàm súc, trang nhã, không khuôn đúc, cầu kỳ. Hình tượng thiên nhiên khi thì hùng vĩ, phóng khoáng, diễm lệ, lúc thì thơ mộng, thanh sơ.
Vinh danh
Hiện tại, những thành phố lớn tại nước ta có nhiều con đường mang tên Nguyễn Trãi. Đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, Hà Nội vốn là từ đường của họ Nguyễn Nhị Khê còn lưu giữ bức chân dung Nguyễn Trãi cổ vẽ trên lụa và nhiều bức hoành phi nêu bật đức độ và công lao của Nguyễn Trãi. Nhà thờ đã được tôn tạo nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông. Có thêm phòng trưng bày về sự nghiệp, thân thế và tượng đài của ông. Tháng 1 năm 1964, Đền được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa.
Năm 2000, Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Hải Dương được khởi công xây dựng và năm 2002 đã được khánh thành. Năm 2003, Đền đã được công nhận Di tích nghệ thuật kiến trúc.
Nguyễn Trãi là một người tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Ông là danh nhân văn hóa lỗi lạc và cũng là người có số phận bi thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi chẳng những góp phần viết lên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp phần xây nền móng vững chãi cho nền văn học của dân tộc. Ông nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật quê hương đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về Nguyễn Trãi để có một kết quả học tập tốt nhất nhé!