Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc Đếch Quan Tâm (THE SUBTITLE ART OF NOT GIVING A FUCK) – một cuốn sách selfhelp ” không giống ai” – quan điểm thú vị của một blogger đại diện cho thế hệ trẻ với văn phong hiện đại, ngôn từ sắc sảo, hóm hỉnh và hài hước.
Đôi khi quan tâm nhiều quá, bao đồng nhiều quá, ảo tưởng nhiều quá khiến cuộc đời mình trở nên quá tải và mệt mỏi. Quan tâm ít thôi và quan tâm đến những cái chính yếu. Quan tâm đến cách giải quyết vấn đề chứ ko phải là nghĩ xem nên đổ lỗi cho ai… Đó mới thực sự là những điều tinh tế của cuộc cuộc sống!
Thông tin
- Thể loại: Phát triển bản thân- Sách kỹ năng sống
- Tác giả: Mark Manson
- Số trang: 296
Đếch quan tâm à? Nghe cũng hấp dẫn đấy! Nhưng tác giả ah, thực tế chút đi, làm sao con người ta sống mà không quan tâm đến thứ gì được???
ĐÚNG RỒI :)))
Cuốn này sẽ không dạy bạn cách để sống đếch quan tâm mọi sự trên đời, mà là làm thế nào để vứt bớt và buông bỏ… Nó sẽ hướng dẫn bạn cách nhắm mắt lại và tin rằng bạn có thể ngã ngửa ra đằng sau mà vẫn ổn. Nó sẽ dạy bạn: ĐỪNG CỐ!
Giọng văn vả thẳng mặt của “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm ” có khả năng đưa độc giả đi từ sự hoang mang tới bất ngờ thú vị với luận điểm hay ho của tác giả, hay lại tìm ra những điểm tưởng như rối rắm mà vẫn đúng vô cùng để rồi thấy được vốn dĩ hạnh phúc không giống như điều ta từng ngây thơ suy nghĩ.
Vì sao đếch quan tâm lại “Tinh Tế”?
Cho dù có nhận ra hay không thì FACT là mỗi giây, mỗi phút, bạn hay tớ đều đang tự động lựa chọn quan tâm đến một thứ nào đó và thực tế này thường chúng ta làm chúng trong vô thức tùy thuộc vào tình huống và tâm trạng trong chính lúc này.
Sự khác biệt giữa một vấn đề gây khó chịu với một điều gì đó khiến ta cảm thấy hưng phấn chỉ là cảm giác của bản thân ta khi nghĩ về nó. Điều này có nghĩa là, nếu đang thấy khổ sở trong hiện tại thì chắc chắn đầu óc bạn đang bảo rằng nó đã bận tâm đến điều gì đó đã vượt quá tầm kiểm soát và khả năng giải quyết của bản thân- điều mà bằng một cách nào đó nó rơi trúng ầm mắt và bạn để chúng đọng lại trong đầu.
Hãy xem điều này có quen không nhé!
Thời đại 4.0 khiến cho chúng ta nhận được cuộc sống gắn liền với các tiến bộ công nghệ. Bên cạnh lợi ích trải ra một thế giới không thể phẳng hơn, mang mọi người đến gần nhau hơn thì sao nhỉ? Sự xuất hiện của các trang MXH mà phổ biến nhất ở Việt Nam là Facebook, cuộc sống của cả xã hội bỗng đều phô bày trước mắt bạn, chân thật đến từng tích tắc.
Liếc ngang thấy cậu lớp trưỡng hồi cấp 3 khoe vừa đi lấy chứng chỉ IELS 8.9 trong khi nhìn lại mình học lắm học lốn vẫn chỉ có thể loanh quanh con số 5,6. Chán đời con bé ngu ngốc!
Ngó dọc, ôi con bạn thân inbox kêu chuẩn bị cưới; con bạn còn lại khoe sinh nhật con trai 2 tuổi. Nhìn lại mình luẩn quẩn ở xó nhà gặm bánh mì và xem phim Hàn Quốc đi. Chả phải thất bại quá rồi sao ~
Rồi thằng em họ chết tiệt kêu ca việc ông bà bô tặng nó được mỗi con SH ” cà tàng” sau khi nó nhận tin đỗ đại học. Ờ, rồi ngày xưa mình cũng đỗ điểm cao đàng hoàng mà đến con xe đạp cũng có được mua đâu TT-TT . Giá như cũng được một lần vênh mặt hét lên “ông bà già tao lo hết” thì có phải TRẤT không nhỉ.
……
Ôi toang rồi, cuộc đời mình thật như SH*T!!! 😖
STOP NGAY!
Đừng để vài hình ảnh cuộc sống tươi đẹp của người nảo người nào đấy vả không trượt phát nào như thế chứ.
Tất cả những gì trên mạng xã hội sẽ đều chỉ để người ta chứng tỏ rằng “Ê CUỘC ĐỜI TÔI HOÀNH TÁ TRÀNG HƠN CÁC CHẾ NHÉ”. Thực tế là làm gì có ai sống hoàn toàn hạnh phúc đếch thể đỡ được như thế. Thôi so sánh và hãy nhìn nhận chính bản thân, mình có gì: gia đình êm ấm, bạn bè tin cậy, công việc tốt đẹp, sức khỏe ổn định… Thật sai trái nếu để những điều tuyệt vời này tuột khỏi tầm quan tâm chỉ vì mải lo lắng đến những thứ mình không nhất thiết cần phải có.
Chìa khóa của một cuộc sống tốt đẹp không phải là quan tâm nhiều hơn, mà là quan tâm ít đi, chỉ quan tâm tới điều gì là thật, gần gũi và thực sự quan trọng.
Cuốn sách đề cập đến sự thật rằng: “Khi một người không gặp phải vấn đề gì cả thì tâm trí của họ sẽ tự động tìm cách để kiến tạo ra chúng.” Do đó, nếu ta không thể tìm thấy điều gì là quan trọng và thực sự có ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì đồng nghĩa, đầu óc của bạn ắt sẽ tự động quan tâm đến những điều vô nghĩa và phù phiếm.
Như vậy, về cơ bản, ta có thể chọn lựa việc mình nên quan tâm đến thứ gì và đếch quan tâm đến thứ gì. Bí quyết dẫn đến sự trưởng thành.
☑ Đếch quan tâm không phải là thờ ơ mà có nghĩa là thoải mái với tất cả mọi việc
☑ Để không bận tâm tới khó khăn thì cần phải quan tâm đến thứ còn quan trọng hơn.
☑ Trưởng thành là khi ai đó học được rằng chỉ cần bận tâm tới những thứ đáng để bận tâm.
Đếch quan tâm là đếch quan tâm thế nào?
Cuộc đời không ai có thể tránh khỏi những đau khổ, thất bại, cho dù có làm gì đi nữa thì những điều này vẫn sẽ len lỏi trong một thời điểm nào đó.
Chắc hẳn rất nhiều người đều nhận ra rằng, đơn giản hóa mọi thứ chính là cách để sống hạnh phúc hơn. Nhưng trước cả tá thứ ” rác rưởi” đang cố tình quăng vào bạn kia, làm sao để ” đếch quan tâm” đến chúng đây???
Khi hầu hết mọi người hình dung về việc đếch quan tâm tới bất kỳ thứ gì, họ sẽ tưởng tượng ra khung cảnh thờ ơ với mọi thứ, một lòng bình thản trước mọi bão tố của cuộc đời. Họ thường mường tượng và mong mỏi trở thành một con người không bị lung lay trước bất cứ điều gì và ngả nghiêng trước bất cứ ai.
Có một tên gọi riêng dành cho loại người không có bất kỳ cảm xúc hay tìm thấy ý nghĩa nào trong bất cứ việc gì, đó là: “Kẻ loạn thần kinh”.
Vậy thì tại sao chúng ta lại thích noi gương một “Kẻ loạn thần kinh” cơ chứ? Cuộc sống sẽ trở nên vô cùng nhàm chán nếu như thiếu đi các cung bậc cảm xúc. Khi đó chúng ta sẽ chẳng khác gì các cỗ máy trí tuệ, những người máy vô cảm cả. Đừng nên trở thành những “Kẻ loạn thần kinh”.
” Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm” không bảo ai phải thờ ơ với mọi thứ. Cuốn sách này chỉ ra cách để tập trung vào những thứ quan trọng nhất với mỗi người như gia đình, bạn bè, bản thân hay sự nghiệp.
KHÔNG BẬN TÂM QUÁ NHIỀU GIÚP CUỘC SỐNG ĐƠN GIẢN HÓA
ĐƠN GIẢN HÓA LÀ CÁCH ĐỂ HẠNH PHÚC HƠN.
Thực tế là, một khi cảm thấy chấp nhận và thoải mái với bất cứ thứ xấu xí nào mà cuộc đời quăng vào mặt thì bạn đã thành công trong việc ” đếch quan tâm” rồi đó.
Vòng lặp địa ngục
Mọi việc hôm nay thật tệ. Sự mệt mỏi ấy phá hoại bạn và bạn bắt đầu tự hỏi tại sao mình lại quá thất tệ đến thế. Giờ thì bạn tự giễu bản thân về việc để mọi thứ trở nên tệ hại như vậy. Rồi xong! Lo lắng nhân đôi. Giờ đây bạn thấy tệ về sự lo âu của mình. Bực thật, Đậu má nó chứ, chai rượu đâu rồi nhỉ!
Nếu cứ để tâm quá nhiều, mọi việc sẽ mãi tiếp diễn thế đây….
Chúng ta thấy tồi tệ vì đã cảm thấy tồi tệ. Chúng ta thấy tội lỗi vì cảm thấy tội lỗi. Chúng ta tức giận vì đã cáu giận. Chúng ta lo lắng vì cảm thấy lo lắng: Cái quái gì đang xảy ra với tôi thế?
Việc “đếch quan tâm” sẽ là chìa khóa cho mọi vấn đề. Chính việc chấp nhận thế giới này LỞM VÃI thì sẽ chẳng hề gì với những điều tệ hại có thể xảy đến vì nó vố dĩ vận hành như vậy rồi. Bằng việc đêch quan tâm đến việc mình có thể cảm thấy tồi tệ, bạn sẽ dừng chán ghét bản thân khi cảm xúc tiêu cực đến.
“Tích cực” không phải “tự huyễn hoặc”
Đôi khi ta buồn bã, chán nản và tức giận nhưng lại tự mình chối bỏ cảm xúc của bản thân mình. Cảm thấy tồi tệ nhưng đứng trước gương tự nhủ “Tôi rất ổn, tôi vẫn đang hạnh phúc, vui vẻ.”
Bạn càng theo đuổi cảm giác tốt đẹp thì bạn càng cảm thấy ít thỏa mãn – việc theo đuổi thứ gì đó chỉ càng củng cố thực tế rằng ngay từ đầu bạn đã thiếu nó. Dù cố tỏ ra ổn nhưng vấn đề vẫn mãi còn đó.
Niềm khao khát có được nhiều trải nghiệm tích cực hơn bản thân nó là một trải nghiệm tiêu cực. Và nghịch lý là việc chấp nhận sự tiêu cực lại là một trải nghiệm tích cực.
Bạn sẽ nhận ra rằng cuộc đời chẳng tuyệt vời và cũng không tồi tệ như ta tưởng. Điều quan trọng đó là bạn cần chấp nhận bản thân những lúc đau khổ, thất bại. Đôi khi những trải nghiệm tiêu cực lại mang lại những cảm xúc tích cực và từ chính những điều đó tạo nên giá trị cuộc sống.
Tự hỏi bản thân ” mình sẵn sàng thể chịu được những nỗi đau nào ” Ví dụ như muốn hình thể đẹp thì trước tiên cần chịu đc những giờ tập gym mệt mỏi, hay phải dành ra hàng giờ luyện nói luyện nghe tiếng anh thì mới có thể giao tiếp tốt. Nếu trải qua đc thì bạn sẽ chinh phục được đích đến.
Vậy nên hãy yêu quá trình, hơn là đích đến vì nếu một cái gì đó đạt đc quá dễ dàng thì nó cũng thật vô vị.
Góc khen – chê
Cuốn sách này, ngay từ tiêu đề sẽ khiến một số người thấy tò mò thú vị nhưng một số lại cảm thấy giọng điệu ngạo nghễ này chẳng thế hợp với mình. Một cuốn sách ném bạn vào thực tế mà chẳng phải ai cũng thích nổi. Tác giả ném vào mặt bạn môt mớ hỗn độn giữa quan tâm và không quan tâm, ích kỷ và vị tha mà nhiều lúc chẳng hiểu anh ta đang nói cái quái gì nữa. Nhưng có vẻ Mark Manson cũng đếch thèm quan tâm đâu, anh ấy chỉ viết lên quan điểm của mình rồi để ai nghĩ gì thì nghĩ.
Với tớ, cuốn sách này đem đến những quan điểm cực kỳ đáng cộng điểm, tuy nhiên, nó cũng không ít điểm trừ.
Điểm “+” trước nhé
👍 Ngôn từ: Cá nhân tớ khá thích cách diễn đạt ” chợ búa” đầy hóm hỉnh của tác giả Mark Manson. Sau khi nuốt hàng tá những cuốn “self-help” có ngôn từ lành mạnh thì việc một cuốn sách ( bản gốc) có từ lóng, từ tục như “f*ck” mà khi được dịch cũng khá xuồng xã lại đánh mạnh vào tâm trí hơn cả. Đọc sách cứ như đang được tác giả kể chuyện phiếm cho vậy. Tuy nhiên, với những ai không quen những từ ngữ này, có lẽ bạn sẽ cần cân nhắc khi đọc
👍 Hình thức: sách: Sách của NXB Văn Học được in bìa bóng với minh họa vui mắt. Giữa nhiều cuốn sách trên kệ thì nó có thể khiến mọi người chú ý vào đầu tiên.
👍 Quan điểm thú vị: Nói thật là đọc mấy trang đầu tớ thấy nó cũng thường thôi. Với cái tựa sách thế kia thì có vẻ lại bảo người ta phải thế này thế nọ đây mà. Nhưng rồi càng đọc càng thấy cuốn! ;))) Chẳng phải kêu bạn hãy làm thế này, đừng làm thế kia, cũng chẳng nêu bài học hay thúc đẩy ai phải thay đổi cái quái gì cả, nó chỉ đơn giản giơ tay lên tát thẳng mặt để bạn tự giác mà nhìn lại chính mình đi. Đừng dùng màu hồng giả tạo bao biện bất cứ yếu kém gì của mình mà cần chấp nhận nó. Không dễ chịu thật đấy nhưng tỉnh người và bạn rồi sẽ sống một cách thoải mái hơn.
Còn điểm trừ?
👎 Lối diễn đạt: Cuốn sách có quan điểm cũng như ý nghĩa rất hay nhưng giọng văn khá lan man, dài dòng. Có đôi chỗ cảm giác tác giả hơi tham quá khi đưa vào quá nhiều ví dụ, luận chứng khiến thông điệp trở nên chất chồng và khó hấp thụ. Vài câu chuyện “bay hơi xa” đọc mãi không hết, không hiểu mình đang đọc đến đâu và tác giả đang đề cập đến vấn đề gì. Tuy vậy đây cũng chỉ là cảm giác khi đọc lần đầu tiên, nếu nghiền ngẫm cuốn sách đến lần thứ hai, thứ ba thì khả năng những cảm nhận này cũng hoàn toàn biến mất.
👎 Logic: Không biết có phải vì tác giả chả quan tâm cho lắm hay không mà Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc Đếch Quan Tâm không có được sự logic và mạch lạc cần thiết. Đọc phần sau thì phần trước dường như trôi tuột đi vì chẳng liên quan gì sất. Tất nhiên, sau khi kết thúc, những luận điểm chính vẫn được tác giả nêu bật nên nếu đang cầm cuốn sách này, cứ coi như vừa đọc vừa chill thôi đừng suy nghĩ gì quá nhiều cả.
👎 Bản dịch: Tớ chưa có cơ hội đọc bản gốc nhưng có vẻ nó được đánh giá cao hơn bản Việt hóa trên các kênh đọc sách nổi tiếng như goodreads. Với bản dịch Việt Nam, người dịch cũng khá duyên khi áp dụng những từ ngữ xu hướng rất dễ thương và gần gũi vào tác phẩm điểm hình có thể kể đến “đậu xanh rau má”, “tui-chế”, “cu Mark”,… Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về văn hóa, văn phong nên khá nhiều đoạn dịch lủng củng, hơi khó hiểu cho người đọc ( hay tại tớ bị chậm hiểu nên vậy nhỉ :))) ). Với một quyển sách chất lừ như thế này, nếu văn phong phong phú hơn một chút thì đã hay hơn rồi.
Đôi khi quan tâm, bao đồng – cách mà chúng ta khiến cuộc đời trở nên thật mệt mỏi. Nghĩ đến ít việc thôi, lựa chọn những điều chính yếu nhất; quan tâm đến cách giải quyết vấn đề chứ không phải đổ lỗi cho bất cứ điều gì. Đó mới chính là sự tinh tế trong cuộc sống.
Đọc xong Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc Đếch Quan Tâm giúp tớ thoát khỏi những êm dịu thường thấy để từ đó có một cái óc biết suy xét hơn, giải bớt những thói quen nhảm sh*t bấy lâu; biết điều hướng tâm trí, sự chú ý vào những đối tượng quan trọng mà mình chủ động lựa chọn.
Và này…
Cuốn sách ấn tượng thật nhưng sau khi đọc bạn có sống tốt hay không thì tác giả cũng đếch thèm quan tâm đâu. Chỉ có bạn mới cần phải để tâm đến nó thôi. Vì thế hãy tự làm hài lòng bản thân nhé.
Đọc thêm: “Hoa sen trên tuyết” – điểm tựa để tìm lại chính mình