“Thế hệ nợ nần” và “Thế hệ khánh kiệt” là cách gọi của truyền thông cho những người ở độ tuổi hai mươi đến ba mươi mấy tốt nghiệp đại học với một đống nợ sinh viên và mắc kẹt tại một trong những nghề nghiệp suy yếu nhất trong lịch sử hiện đại.
BÍ QUYẾT QUẢN LÝ TIỀN dành cho NGƯỜI TRẺ TUỔI TÀI NĂNG NHƯNG KHÁNH KIỆT
- Tác giả : Suze Orman
- Thể loại : Bí quyết thành công
- Nhà xuất bản thanh niên
REVIEW SÁCH
Cuốn sách này có 10 phần, tôi sẽ cùng các bạn đi từng phần một, xin nhắc lại mọi review đều là ý kiến cá nhân của tôi. Bạn đọc hãy cùng tôi trải nghiệm qua cuốn sách này nhé.
Phần 1: XÁC ĐỊNH ĐIỂM SỐ
Với các nước phát triển, thuật ngữ điểm số FICO không có gì là xa lạ, đó chính là thước đo nói lên tình hình nợ tín dụng của bạn ra sao, bạn có thanh toán hóa đơn đúng hạn không, và điểm số càng cao có nghĩa là bạn luôn hoàn thành việc nộp hóa đơn đúng hạn và không mắc vào nợ nần và ngược lại. Và làm thế nào để không mắc vào nợ nần và luôn thanh toán đủ các hóa đơn?
VD1: bạn trúng tuyển vào đại học, rất may mắn bạn khong phải lo nghĩ gì về tiền bạc vì đã có bố mẹ bạn chu cấp. Bạn phải tìm hiểu rõ số tiền đó bố mẹ bạn bỏ ra cho bạn là số tiền tích góp từ những năm trước hay do bố mẹ bạn phải vay ngân hàng. Nếu đó là số tiền bố mẹ bạn đã tích góp từ nhiều năm trước thì nhiệm vụ của bạn là phải thanh toán chi tiêu làm sao cho hợp với số tiền đó, bằng cách liệt kê, ưu tiên những khoản chi bất khả kháng như tiền học phí, tiền thuê nhà, tiền ăn và tối ưu hóa tất cả các chi phí không cần thiết khác như mua những đồ xa xỉ, tham gia các chuyến giã ngoại với bạn bè, nếu số tiền đó là số tiền bố mẹ vay ngân hàng thì bạn phải xác định bạn phải có trách nhiệm với khoản vay đó không sớm thì muộn. Ngoài việc chi tiêu như đã ở trên, bạn phải tạo ra thu nhập cho mình bằng cách làm gia sư, làm những công việc phù hợp để giúp gia đình giảm gánh nặng tài chính
VD2: Bạn trúng tuyển vào đại học nhưng gia đình bạn không có điều kiện cho bạn đi học, nhưng ước mơ đèn sách mãnh liệt khiến bạn không bỏ cuộc, bạn chỉ có 1 con đường là vay tín dụng, vay sinh viên. Lúc này gánh nặng tài chính đã đè lên đôi vai của bạn buộc bạn vừa học, vừa làm. Sự cố gắng của bạn sẽ gấp nhiều lần người khác, bạn phải đối mặt với sự thật tài chính của bạn là con số âm, từ đó bạn có kế hoạch tài chính chính xác cho riêng mình.
Phần 2 : HƯỚNG ĐI CHO SỰ NGHIỆP
Bạn còn quá trẻ và tài năng để trói buộc vào những công việc lao động quần quật thì phải làm gì đây khi bạn luôn gặp trở ngại trong công việc và cuộc sống.
VD1: bạn được giao rất nhiều trọng trách nhưng tiền lương vẫn giữ nguyên, bạn rất bức xúc. Câu trả lời của tôi với bạn là đây thực sự là một điều tốt nếu bạn biết tận dụng cơ hội này
VD2: làm thế nào để yêu cầu tăng lương mà không thể hiện thái độ bắt buộc hoặc van xin, lúc này lời khuyên của tôi với bạn là hãy để công việc nói lên tất cả. Những người sếp của bạn nhìn rõ hiệu quả công việc của bạn hơn ai hết và chắc chắn họ sẽ có những phần thưởng xứng đáng cho bạn
VD3 : quản lý của bạn chẳng làm việc gì nhưng lại rành hết các công trạng của bạn. Bạn hãy bình tĩnh nhìn vào toàn cảnh vấn đề, lợi ích của quản lý cũng là một thuận lợi cho bạn. Bạn có muốn trở thành quản lý khi anh hay chị quản lý đó thăng tiến lên một vị trí cao hơn, vị trí quản lý đó sẽ chống và bạn có muốn được cân nhắc vào vị trí đó không?
Tiếp theo tôi muốn nói với bạn, khi bạn gặp rắc rối sau, và tự hỏi khi nào là thời điểm thích hợp để rời bỏ công việc hiện tại. Rất đơn giản, bạn hãy nghe theo mách bảo của dạ dày bạn nhé. Bạn ghét công việc hiện tại, bạn thực sự muốn thay đổi công việc, bạn muốn tiếp tục học nhưng lo lắng không thể trả đủ hóa đơn thường nhật. Vậy tôi có thể nói luôn với bạn rằng, đừng lấy việc học ra làm lối thoát, khi bạn muốn tìm 1 công việc khác phù hợp với bạn hơn, hãy sử dụng thẻ tín dụng hoặc khoản tiền bạn đã tiết kiệm được trong thời gian qua một cách khôn ngoan nhất. Bạn hãy nhớ mục tiêu của chúng ta là hướng đến con đường sự nghiệp mà bạn yêu thích và sự nghiệp đó sẽ tạo ra đủ lợi nhuận để bạn sống một cuộc sống thoải mái hơn. Rất đơn giản, bạn hãy làm thật chăm chỉ, nắm bắt được cơ hội, hỗ trợ tạo dựng hình ảnh đẹp để cho sếp của bạn trong mắt người khác quan hệ tốt với các đồng nghiệp, biến bản thân trở thành 1 nhân vật chủ chốt của công ty. Khi người khác phụ thuộc vào bạn nghĩa là bạn đã có quyền lực trong tay.
Phần 3: NGUỒN TÍN DỤNG CHO BẠN
Nói cách khác, bạn có một số vốn trong tay, hay bạn có một khoản nợ trong tay
Nếu bạn có một số vốn trong tay, thì điều đó thật tuyệt vời. Nhưng ở đây tôi muốn nói đề cập đến vấn đề bạn chưa kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống thì thẻ tín dụng là một giải pháp tuyệt vời. Nhưng nó chỉ hiệu quả khi bạn cam kết dùng chúng để chi trả cho những nhu cầu cần thiết và tuyệt đối không được nuông chiều bản thân. Bạn hãy nói không với những khoản vay bằng tiền mặt, lãi suất rất cao, và nó sẽ nhanh chóng đẩy bạn đến bước đường cùng
Phần 4: ĐẦU TƯ VÀO GIÁO DỤC
Khi bạn vào đại học, bạn có một khoản vay sinh viên, khoản vay tín dụng thì tôi muốn nói với bạn rằng đó là một khoản vay rất tuyệt vời. Với bằng đại học, nó giúp bạn kiếm được thu nhập gấp đôi, gấp ba hay gấp nhiều lần hơn thế. Nhưng bạn nhớ rằng dù bạn có tuyên bố phá sản thì bạn vẫn phải thanh toán khoản vay sinh viên của bạn, nên bạn hãy cố thanh toán khoản vay này càng sớm càng tốt nhé .
Phần 5: TIẾT KIỆM
Khi bạn đã có công việc, thu nhập ổn định, đã trả hết các khoản nợ nần thì chúng ta phải có một kế hoạch tiết kiệm cụ thể
Đầu tiên, bạn phải xây dựng an ninh tài chính bằng quỹ tiền mặt khẩn cấp. Để làm gì, để có thể trang trải tất cả mọi biến cố trong cuộc sống, từ nhỏ như hỏng xe, con cái người thân bạn bí ôm, hay chính bạn bị ốm. Vậy tiết kiệm tiền bằng cách nào? Siết chặt ngân sách, kiếm thêm tiền, hạn chế tiền điện thoại một cách tối đa, nói không với những thứ xa xỉ phẩm không cần thiết, rất hiệu nghiệm đấy bạn nhé. Nhưng tôi phải cảnh báo với bạn, bạn phải thay đổi lối sống vô tổ chức như hiện nay. Thứ hai, bạn phải đề ra kế hoạch tiết kiệm cho những mục tiêu ngắn hạn và bạn hi vọng có thể đạt được từ 1 năm đến 5 năm. Còn với những mục tiêu dài hạn bạn đầu tư.
Phần 6: NHỮNG NGUYÊN TẮC NGHỈ HƯU
Tôi viết bài review này khi chỉ mới 19 tuổi. Tôi muốn bạn đọc phần này với một tâm trí cởi mở hơn. Tôi cũng không muốn thuc ép bạn phải tiết kiệm tiền hưu trí ngay bây giờ mà tôi chỉ muốn nói rõ choh bạn biết về vấn đề quan trọng này, để bạn có thể tự mình đưa ra những quyết định đúng đắn.
Bạn phải hiểu rằng, khác với ông bà, ba mẹ mình, bạn phải tự thân vận động khá nhiều để tự chuẩn bị cho kì nghỉ hưu của mình. Bạn mới 20 tuổi và với ý nghĩ rằng phải gửi tiền đâu đó trong suốt 30 năm nữa mà không được sử dụng khiến bạn khó chịu phải không? Nhưng tôi có thể cam đoan với bạn rằng nếu bạn không bắt đầu vấn đề ngay từ bây giờ, vấn đề sẽ trầm trọng sau này. Khi đã lo lắng, định hướng tạm ổn về tương lai, chúng ta sẽ bước sang phần 7
Phần 7 : ĐẦU TƯ DỄ DÀNG
Điểm mạnh của đầu tư hiện tại mà bạn có, đó là thời gian lâu dài. Đủ để bạn vượt qua mọi thời điểm khó khăn. Và quy tắc đầu tư quan trọng nhất đối với tất cả mọi người, thuộc mọi lứa tuổi đó là đa dạng hóa đồng tiền. Hay gọi nôm na là trứng đẻ nhiều ổ. Nghĩa là bạn đầu tư tiền vào cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau, bạn đầu tư tiền vào trái phiếu chính phủ, vào bất động sản theo đúng khả năng tài chính của bạn. Mèo lớn bắt chuột lớn, mèo nhỏ bắt chuột nhỏ, tôi tin rằng thành công sẽ đến với bạn.
Phần 8 : GIAO DỊCH LỚN : MUA XE
Nếu bạn sinh ra trong một gia đình khá giả, có đủ tài chính để thực hiện các đam mê, tôi sẽ để bạn tự do làm mọi điều bạn muốn. Nhưng thôi nào, đó không phải câu chuyện của cuộc đời bạn. Nếu bạn cần thiết phải có xe để phục vụ các công việc của bạn, thì tôi khuyên bạn nên mua xe thay vì thuê xe. Hãy mua 1 chiếc xe trong khả năng của bạn và sử dụng chiếc xe đó càng lâu càng tốt. Bạn cũng nên lưu ý rằng, dòng xe bạn mua càng được ưa chuộng, phí bảo hiểm hợp đồng bạn phải chi trả càng cao !
Phần 9: GIAO DỊCH LỚN : MUA NHÀ
Căn nhà – có thể là một giao dịch lớn nhất bạn thực hiện trong đời. Bạn phải cân nhắc thật kĩ
Phần 10: TÌNH YÊU VÀ TIỀN BẠC
Tôi biết, hai bạn rất thương yêu nhau, tôi cũng biết cả hai đã thề ước với nhau, nhưng các bạn đã thực sự thống nhất với nhau về vấn đề tài chính chưa? Tôi sẽ gợi ý cho bạn một số vấn đề nhưng tất nhiên, quyết định vẫn là của bạn.
Bạn đang hẹn hò với một người, bạn rất thích người đó nhưng không thể chịu được thói quen tiêu sài vô độ theo cảm hứng của người đó. Bạn hỏi tôi phải làm thế nào ư? Tôi chỉ biết nói rằng, thái độ tiêu sài của một người phản ánh tính cách cá nhân của người đó. Sự thiết tôn trọng tiền bạc là một dấu hiệu không thể phớt lờ
Vấn đề thứ hai, bạn đã xây dựng gia đình, hai bạn đều có công việc, nhưng hiện tại hai bạn đang cùng nhau chuẩn bị cho đứa con đầu lòng ra đời. Bạn dự định sẽ ở nhà chăm sóc con cái, tuy nhiên bạn cảm thấy lo lắng khi không chia sẻ được thu nhập với anh ấy. Lo lắng của bạn hoàn toàn có cơ sở, đứa con là một nỗ lực rất lớn của bạn trong mối quan hệ của cả hai. Bạn hãy phải đảm bảo cả hai đều nhận ra điều đó trước khi bạn nhận ra ngừng làm việc.
Vấn đề tiếp theo là, khi bạn đời của bạn cho rằng các bạn cần phải tiết kiệm tiền học đại học cho các con ngay từ bây giờ đúng không? Nếu bạn dư giả, điều đó tốt thôi, nhưng bạn cần tiết kiệm tiền cho kì nghỉ hưu của mình trước nhé
Một vấn đề khác nảy sinh, khi các bạn thiết tiền, bạn muốn mượn tiền của người thân, bạn phải làm gì? Cái này tư cách đạo đức, chữ tín, và sự quan tâm của bạn đối với người thân yêu của mình sẽ tự trả lời cho bạn
Lại một vấn đề nan giải khác, khi một người thân của bạn muốn mượn tiền của bạn, bạn phải làm gì? Trước khi đồng ý cho người thân hoặc bạn bè vay tiền, đảm bảo bạn phải hiểu rõ những rủi ro về mặt tài chính và tình cảm mà bạn sẽ phải đối mặt. Nếu trường hợp chắc chắn họ không thể trả được thì hãy từ chối và giúp họ bằng cách khác.
Trên đây tôi đã lần lượt trình bày 10 vấn đề mà các bạn trẻ hay gặp nhất, tôi hi vọng cuốn sách này sẽ giúp ích cho các bạn trên con đường phát triển sự nghiệp, coi đây là một bí quyết quản lý tiền tốt nhất dẫn đến thành công của bạn trong lĩnh vực tài chính.