Bên rặng tuyết sơn là một trong những cuốn sách trong bộ sách khai thác chủ đề về tâm linh được tác giả Nguyên Phong dịch. Nếu như bạn đã đọc cuốn Hành Trình Về Phương Đông thì sẽ thấu hiểu hơn được triết lý khai sáng bản ngã của chính bản thân mình. Đồng thời biết được kiến thức, lợi ích của bộ môn Yoga mang lại.
Có thể khi mới đọc những trang đầu tiên trong cuốn Bên Rặng Tuyết Sơn bạn sẽ nghĩ rằng đó là một hồi ký do tác giả kể lại hay một tiểu thuyết hư cấu. Nhưng thực tế, đó lại là một sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức, trải nghiệm thực tế của chính tác giả và cả tình thương, lòng tin vào đức tin của chính con người bên trong của tác giả. Đó là những cảm nhận dành cho những ai tìm hiểu về đạo Phật, có đức tin và tin vào những câu chuyện liên quan đến tâm linh. Mặt khác, đối với một số người thì nội dung trong cuốn sách sẽ giống như một câu chuyện hoang đường không thể có trong thực tế. Vì vậy khi muốn tìm hiểu về cuốn sách “Bên rặng tuyết sơn” hoặc một trong các cuốn sách về tâm linh do Nguyên Phong dịch thì hãy chuẩn bị một tâm thế suy nghĩ và tôn trong về tôn giáo, tín ngưỡng để thấu hiểu được những điều kỳ diệu, đáng để học hỏi mà các cuốn sách về tâm linh đề cập đến.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Bên rặng Tuyết Sơn”
Swami Amar Jyoti sinh thành và xuất thân trong một gia đình giàu có, nhưng từ nhỏ ông đã thích sống giản dị và thường dành nhiều thời giờ trầm tư mặc tưởng hơn là vui chơi như các bạn đồng niên. Tốt nghiệp trung học, ông ghi tên vào Đại học Bombay và trở thành một sinh viên xuất sắc về Toán cũng như Khoa học. Trong thời gian học đại học, ông thường bị một cảm giác kỳ lạ thôi thúc, “một sự thiếu thốn lạ lùng” mà ông không tài nào lý giải nổi. Khoảng một tháng trước ngày tốt nghiệp, ông chợt nhận ra rằng cảm giác kỳ lạ ấy chính là nhu cầu về tâm linh. Ông bỏ học, lang thang khắp xứ Ấn, tìm thầy học đạo.
Ông đã theo học với nhiều đạo sư đương thời nhưng vẫn chưa thỏa mãn với những gì học được. Vì cảm giác kỳ lạ kia vẫn thôi thúc, nên sau một thời gian tu học trong các đạo viện, ông lên Tuyết Sơn tu nhập thất. Ông tu tập nội quán trong một hang đá suốt 12 năm ròng cho đến khi cảm giác kỳ lạ kia chấm dứt mới xuống núi dạy đạo và thu tập môn đệ. Ông đề cao việc thực hành và khuyên mọi người hãy cố gắng tìm sự hoàn hảo ngay trong chính con người mình thông qua công phu tu tập nội quán dù theo bất cứ một tôn giáo hay pháp môn nào, vì “chỉ có các nỗ lực thực hành mới đưa con người đến chân lý”.
Bên rặng Tuyết Sơn cuốn sách Khai sáng tâm hồn
Nội dung cuốn “Bên rặng tuyết sơn” kể về một chàng trai hiện đại, học về toán học và khoa học, người đã luôn sống với những con số chính xác, mãi cho đến khi ở độ tuổi 20, chàng trai ấy luôn cảm thấy bản thân đang cần đi một con đường khác, một chân lý mới. Vậy là chàng trai đã bỏ lại tương lai ở phía sau, để bắt đầu về cuộc hành trình đi tìm chân lý mới. Sau nhiều năm trời ròng ra, anh ấy đã tìm thấy vị sư phụ minh tìm kiếm bao năm trên dãy tuyết sơn. Sự xúc động không ngừng, chàng trai tiến vào những năm tháng tu luyện học tập cùng sư phụ.
Cho đến một ngày, quá trình tu luyện ấy vượt đến một ngưỡng cao hơn, chàng trai có thể nhìn lại con người mình ở những kiếp sống trước đây. Thì tưởng chừng như cuộc sống tu luyện nơi núi cao sẽ luôn diễn ra, thế nhưng một nguồn cám dỗ mạnh mẽ khác vẫn luôn sôi sục trong tâm. Sau bao nỗ lực kìm hãm nhưng chàng trai lại cần phải tiếp tục một hành trình mới, một thử thách mới mà số phận đã định trước.
Hành trình dài, giúp chàng trai gặp bao người, học hỏi thêm, rèn luyện thêm cho đến khi tìm thấy số mệnh của mình. “Duyên nợ” giữa những con người tu hành với nhau, họ kết thành vợ chồng và tiếp nhận quá trình trao dồi, tu tập tiếp theo cũng như truyền đạo cho những người họ gặp gỡ. Họ cùng nhau trưởng thành trong quá trình tu hành, cùng nhau chịu đựng nỗi đau khi một trong 2 đứa con qua đời. Đó đều là những bài học mà cuộc đời thử thách dành cho họ. Và rồi khi đã đủ duyên hết nợ thì họ đành chia tay để tiếp tục con đường tu hành của mình.
Sau khi đã hoàn thành bài học sứ mệnh của cuộc đời, chàng trai nay trở thành người đàn ông trung niên lại tiếp tục đi tiếp vào hành trình tu tập của mình. Ông tìm lại vị sư phụ, giờ đây khi đã hết vướng bận, lòng ông nhẹ tênh, và rồi sau nhiều năm tưởng chừng như sẽ đi về vùng đất thánh thì ông lại tiếp tục một vòng tuần hoàn như chính vị sư phụ của mình, gặp đồ đệ và hướng dẫn cho họ tu hành…
Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc
Bên rặng tuyết sơn như một vòng giữa Duyên nợ của bụi trần với những con người có số mệnh với nghiệp tu hành. Để cuối cùng tìm ra một con đường giúp tâm thanh tịnh, cho cuộc sống của bản thân nhẹ nhàng đến kỳ lạ. Sau cuốn sách là những thông điệp được đúc kết mà tác giả đã khéo léo đưa vào cuốn sách bằng cả kiến thức và trải nghiệm của bản thân:
1. Thực hành Yoga
không phải tự nhiên mà các bậc thầy Yogi có năng lực thần bí đến như vậy, tất cả là do rèn luyện. Nhờ rèn luyện hàng ngày bền bỉ mà ta có thể kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực ( tham sân si)- kiểm soát tâm thức.
2. Mọi thứ từ tâm ta mà ra
Một người có năng lực tư duy tốt nhìn sẽ thấy ung dung vì họ kiểm soát tâm thức mình chặt chẽ và đạt được sự hiểu biết về chính mình, vì thế mà hiểu về người khác.
3. Rèn luyện để vượt qua sự sân si
Chỉ khi rèn luyện bản thân vượt qua những năng lượng tiêu cực khởi sinh từ tham sân si, tự nhiên trong lòng ngập tràn yêu thương và có thể hòa nhã đón nhận mọi điều. Đây là level cao nhất, đạt được sự minh triết. Có vay thì có trả, còn ao ước thì còn bị ràng buộc, và đã có ràng buộc thì lại phải lo gỡ ra. Muốn ung dung tự tại thì phải làm sao chấm dứt những ước ao, mong cầu để không gây thêm một ràng buộc nào nữa.
“Cuộc đời là một trường học, nơi người ta học hỏi, trải nghiệm để tự biết mình.”
“Sự đau khổ là một kinh nghiệm quan trọng giúp họ ý thức rõ mục đích của cuộc đời.”
“Lòng tin qua lý thuyết và nhận thức qua trải nghiệm khác nhau rất xa.”
“Hãy vui vẻ, thản nhiên; khi việc đến thì làm, khi việc không đến thì ngồi yên, bình thản trước mọi thăng trầm của cuộc đời.”
Xem thêm: TẠI SAO THẦY BÓI NÓI ĐÚNG – LỜI GIẢI TÂM LINH DƯỚI GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC